ClockThứ Sáu, 02/06/2017 08:19
TS. KTS. NGUYỄN NGỌC TÙNG:

“Nhà vườn truyền thống Huế cần được bảo tồn thích nghi dựa vào cộng đồng”

TTH - Ấn phẩm “Sự chuyển đổi và bảo tồn nhà vườn truyền thống trong khu vực kinh thành Huế, Việt Nam” do TS. KTS. Nguyễn Ngọc Tùng, Phó Trưởng khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học Huế làm chủ biên vừa được trao giải bạc (không có giải nhất) - giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2016. Chia sẻ cảm xúc, TS. KTS. Nguyễn Ngọc Tùng cho biết:

TS.KTS. Nguyễn Ngọc Tùng

Tôi cảm thấy rất tự hào vì lần đầu tiên gửi dự thi và được giải cao. Đây là giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực kiến trúc tổ chức 2 năm 1 lần. Nhiều khi, cả đời cũng khó có thể đạt được.

* Điều gì khiến anh say mê theo đuổi nghiên cứu về nhà vườn truyền thống trong kinh thành Huế suốt 10 năm qua?

Lúc đầu, việc nghiên cứu nhà vườn truyền thống Huế nhằm đạt được học vị thạc sĩ và tiến sĩ. Dần dần, nó trở thành niềm đam mê, ngấm vào trong người lúc nào không biết.

* Sau một thập kỷ, anh nhận thấy sự thay đổi lớn nhất là gì và có làm mất đi nhiều giá trị của nhà vườn truyền thống Huế?

Nếu tôi nhớ không nhầm thì 100% các ngôi nhà khảo sát đều có sự chia cắt đất để bán vì lý do kinh tế, chia cho con cái khi tách ra ở riêng, mở đường... Điều này rõ ràng đáng tiếc vì nhà vườn truyền thống Huế là sự kết hợp hài hòa giữa ngôi nhà, con người và vườn. Ngoài ngôi nhà, nhà vườn Huế còn có các yếu tố khác cấu thành, như bình phong, bể cạn, hàng chè tàu, cổng, ngõ... Việc chia cắt làm mất đi các yếu tố đó và ý nghĩa nhà vườn truyền thống không còn nguyên vẹn.

Một số nhà vườn truyền thống trong khu vực kinh thành Huế. Ảnh: TS.KTS. Nguyễn Ngọc Tùng cung cấp

* Nhà vườn truyền thống Huế cần bảo tồn theo hướng nào để có thể thích nghi với cuộc sống hiện đại? Những giải pháp chính mà cuốn sách đề xuất?

Nhà vườn truyền thống Huế cần được bảo tồn thích nghi dựa vào hoạt động cộng đồng (người dân). Chính chủ nhân những ngôi nhà là người hiểu rõ nhất những hư hỏng, xuống cấp. Họ cũng là người trực tiếp sử dụng, sinh sống, chăm sóc ngôi nhà. Người dân cần chủ động bảo vệ, giữ gìn các nhà vườn, tránh thụ động trong chờ vào sự hỗ trợ bên ngoài từ chính quyền hay các tổ chức khác. Ngược lại, chính quyền không nên can thiệp sâu mà chỉ nên quản lý dựa vào các chính sách, luật bảo tồn.

“Bằng phương pháp khảo sát kiến trúc kỹ lưỡng, chuyên nghiệp, với ngôn ngữ khúc chiết, hệ thống tư tưởng và giá trị nghệ thuật của nhà vườn truyền thống Huế đã được nhận diện đầy đủ trong sự chuyển đổi không ngừng để thích nghi với cuộc sống hiện đại. Trên cơ sở đó, những giải pháp bảo tồn bền vững nhà vườn truyền thống Huế đã được đề xuất. Đó là những giá trị khoa học và thực tiễn của cuốn sách

Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2016 nhận xét về ấn phẩm sách đạt giải Bạc “Sự chuyển đổi và bảo tồn nhà vườn truyền thống trong khu vực kinh thành Huế, Việt Nam”

Những giải pháp chính được đề xuất là: Thứ nhất, sự chuyển đổi của các nhà vườn truyền thống cho phù hợp với cuộc sống hiện đại là điều không tránh khỏi. Mục tiêu là dựa vào các yếu tố làm nhà vườn biến đổi để đề xuất giải pháp cho ngôi nhà có thể biến đổi sao cho phù hợp, đồng thời vẫn giữ được các giá trị tiêu biểu. Các yếu tố làm biến đổi ngôi nhà là gia tăng nhân khẩu, kinh tế, thờ tự, lũ lụt, các yếu tố khác và sự kết hợp các yếu tố trên. Cơ bản, nhà vườn biến đổi theo 3 hướng: hướng ngang, hướng thẳng đứng và hướng kết hợp ngang - thẳng đứng. Với tác động của mỗi yếu tố, cuốn sách đề xuất giải pháp riêng. Ví dụ dưới tác động của lũ lụt thì khuyến khích xây gác lửng, ưu tiên xây ở nhà phụ. Trường hợp bắt buộc xây 2 tầng thì cần xây phía sau nhà chính để giảm ảnh hưởng xấu đến giá trị ngôi nhà.

Một số giải pháp khác được đề cập là: đề xuất bảo tồn nhà vườn dựa vào cộng đồng; đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong chính sách bảo vệ nhà vườn (theo dự án bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn): sử dụng vật liệu địa phương, gam màu truyền thống, lược giản quá trình đăng ký tham gia dự án, điều chỉnh các quyền lợi, nghĩa vụ các bên liên quan, thành lập hội nhà vườn... Một giải pháp nữa là, thiết lập các tuyến du lịch nhà vườn, kết hợp với các tour du lịch ở các di sản khác sao cho thuận lợi, phù hợp vì du lịch là sự quảng bá, nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn, góp phần có thêm kinh phí trong tái sử dụng và bảo quản ngôi nhà (theo Hiến chương của ICOMOS).

* Liệu chúng ta có thể học tập cách bảo tồn như đã áp dụng ở Nhật Bản, Thái Lan hay gần hơn là Hội An được không, và nên áp dụng như thế nào cho phù hợp?

Có thể được. Những trường hợp thành công đó là dựa vào phương pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng (community based conservation).

Ví dụ gần nhất là Hội An, họ rất thành công trong bảo tồn nhà cổ vì người dân nhận thức rất rõ, du lịch di sản là “cần câu cơm” của họ. Họ muốn có thu nhập, có tiền để bảo quản ngôi nhà, có tiền để sinh sống thì cần làm thế nào thu hút khách du lịch. Họ có những suy nghĩ xa, lâu dài (long term), không chụp giật. Đó là phục vụ chu đáo, tận tình đối với khách du lịch. Khách du lịch vì thế, sau khi về vẫn muốn quay lại, giới thiệu cho bạn bè, người thân khác... Họ phối hợp với chính quyền, các công ty du lịch rất tốt, bài bản. Cuối cùng, họ là người chủ động trực tiếp bảo quản ngôi nhà của họ trên cơ sở quy định, luật. Còn chính quyền thì quản lý bằng luật, chính sách, chứ không can thiệp sâu.

Việc áp dụng đối với bảo tồn các nhà vườn truyền thống ở Huế là rất khả thi. Chúng ta cần lập hội nhà vườn và hội này đóng vai trò đại diện các nhà vườn truyền thống, được chính quyền công nhận. Hội thay mặt các chủ nhân thỏa thuận, làm việc với chính quyền, các công ty lữ hành và tổ chức khác về các mặt du lịch, chính sách, sửa chữa, bảo quản... thông qua các chính sách, điều lệ. Chính quyền tạo cho các nhà vườn truyền thống chủ động trong mọi hoạt động trên cơ sở pháp luật. Các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư là những nhà tư vấn cho hội về mặt chuyên môn như sửa chữa, cải tạo...

Sự phối với hài hòa của 3 nhân tố này sẽ tạo nên thành công trong bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn truyền thống.

* Cảm ơn anh về cuộc trao đổi!

Ngọc Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top