ClockThứ Ba, 02/06/2020 22:10

Đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh

TTH - Chiều 2/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì phiên họp trực tuyến UBND tỉnh thường kỳ tháng 5/2020- tháng đầu tiên sau khi cuộc sống trở lại bình thường sau giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19.

HĐND tỉnh họp bất thường trực tuyến bàn một số vấn đề cấp báchLãnh đạo tỉnh đối thoại trực tuyến về chương trình xây dựng nông thôn mới

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp dệt may

Nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn tới là đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu: phòng chống dịch hiệu quả, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội và duy trì, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Dấu hiệu phục hồi

Số liệu thống kê cho thấy, hậu giãn cách, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh thực hiện trong 5 tháng ước đạt 7.824 tỷ đồng, đạt 29% kế hoạch, tăng 6,8% so với cùng kỳ; tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch đầu tư công 5 tháng đầu năm 2020 đạt 33,3% kế hoạch. Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt 3.200 tỷ đồng, bằng 42% dự toán, giảm 2% so với cùng kỳ; chi ngân sách Nhà nước ước đạt 3.847,3 tỷ đồng, bằng 32% dự toán.

Tình hình phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư cũng có nhiều khởi sắc, có 381 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 4.015 tỷ đồng, tăng 16 doanh nghiệp và tăng 1,6 lần về vốn. Đặc biệt, số doanh nghiệp hoạt động trở lại có 121 doanh nghiệp; tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư 11 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký khoảng 3.800 tỷ đồng… Điều này cho thấy, hậu giãn cách, nền kinh tế đang bắt đầu dần bình thường trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) có dấu hiệu phục hồi và phát triển.

Đến nay, tỉnh đang thực hiện chi trả 217,15 tỷ đồng trong hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19, trong đó 44,15 tỷ đồng theo Nghị quyết số 37/NQ-CP của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 và tạm ứng ngân sách tỉnh 173 tỷ đồng để chi trả cho các đối tượng. Riêng các đối tượng: người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị quyết  42 của Chính phủ đã hoàn thành với số tiền 149 tỷ đồng.

Các đối tượng khác gồm người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hộ kinh doanh; người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động làm việc không có hợp đồng lao động… tiếp nhận hồ sơ, đang thẩm định, rà soát, niêm yết danh sách.

Đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, trong tháng 5/2020, vấn đề khôi phục sản xuất kinh doanh với sức sống mạnh mẽ đã được phát động, triển khai. Các trung tâm du lịch lớn đón lượng lớn du khách nội địa với các gói kích cầu thiết thực; các ngành bị thiệt hại nặng nề do COVID-19 đã trở lại hoạt động tương đối nhộn nhịp. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng, là động lực, đòn bẩy đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Giải quyết việc làm mới cho 2.607 lao động

Trong 5 tháng, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 2.607 lao động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số lượng lao động bị ngừng việc đến tháng 4 gần 7.000 người, trong đó có 2.500 được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tỉnh đã giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp tăng 103% so với cùng kỳ, trợ cấp thất nghiệp cho 3.529 người với tổng số tiền chi là 50,8 tỷ đồng.

“Cần tập trung ưu tiên các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu phòng chống dịch hiệu quả; đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội và duy trì, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đang rà soát, điều chỉnh giảm mức thu đối với 22 khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19”- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo.

Về các giải pháp hỗ trợ SXKD, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị xem xét lại cơ cấu đầu tư, ưu tiên đầu tư các dự án chuyển tiếp phát triển hạ tầng đẩy mạnh phát triển sản xuất và các dự án cấp thiết trong nguồn lực có hạn.

Rà soát lại mức độ cần thiết các dự án vốn ngân sách địa phương khởi công mới năm 2020. Tạo điều kiện hỗ trợ khởi công các dự án ngoài ngân sách và đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án trong ngân sách, chú trọng giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm.

Thực hiện việc điều chuyển nguồn vốn đầu tư công cho công trình, dự án khác nếu chủ đầu tư không làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. Ưu tiên các nhóm giải pháp nhằm tăng thu ngân sách; điều chỉnh, cơ cấu lại nguồn thu, chi ngân sách, trong đó, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, không bổ sung chi thường xuyên, trừ trường hợp đặc biệt, cấp bách.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động ổn định, hiệu quả và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát triển khai thực hiện các dự án.

Rà soát về thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, đề xuất các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước; dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; có biện pháp hỗ trợ đảm bảo nguyên vật liệu cho SXKD và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ…

Cùng với đó, tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; chương trình hành động của Chính phủ về Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới…Trước mắt, hoàn thành các đề án về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trình cấp có thẩm quyền xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội quyết định.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập

TIN MỚI

Return to top