ClockThứ Hai, 20/11/2023 20:13

Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn

TTH.VN - Với dự báo từ đêm 24-27/11, trên địa bàn tỉnh khả năng xảy ra một đợt mưa lớn, vùng tâm mưa phổ biến 300-500mm, có nơi trên 800mm, nguy cơ gây ra lũ lụt, sạt lở đất như đợt mưa giữa tháng 11 vừa qua. Các địa phương tích cực triển khai công tác ứng phó, hồ đập tiếp tục vận hành đưa về mực nước thấp nhất trước lũ để chuẩn bị cho đợt mưa tới.

Không chủ quan với tình hình mưa lũTiếp tục theo dõi diễn biến mưa lũ trong thời gian tới

Chiều 20/11, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương về công tác triển khai khắc phục hậu quả mưa lũ từ ngày 13-16/11 vừa qua và bàn giải pháp ứng phó với tình hình mưa lũ trong thời gian đến. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi họp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi họp 

Mưa lớn xác xuất trên 80%

Tại cuộc họp, các địa phương, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, đã báo cáo tình hình thiệt hại trong thời gian qua, diễn biến mưa lũ trong thời gian đến và các giải pháp, bài học kinh nghiệm rút ra nhằm làm tốt hơn công tác ứng phó thiên tai.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, khoảng từ 25/11 trở đi, ảnh hưởng của một đợt KKL có cường độ mạnh, đồng thời vùng nhiễu động trên biển ở Nam Trung bộ di chuyển lên phía khu vực Trung Trung Bộ. Do vậy, từ đêm 24-27/11, do ảnh hưởng kết hợp của KKL và nhiễu động gió Đông trên cao hoạt động mạnh dần, nên có khả năng rất cao sẽ xảy ra đợt mưa lớn với xác xuất trên 80%.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh nhận định, đợt mưa này lượng mưa không có sự phân hóa mạnh giữa các địa phương trong tỉnh. Dự báo tổng lượng mưa phổ biến từ 150-300mm, có nơi trên 500mm. Những điểm tâm mưa ở huyện Nam Đông, Phú Lộc có thể từ 300-500mm, có nơi trên 800mm.

Mưa với cường độ mạnh nhất tập trung từ chiều 25-26/11, cần đề phòng xuất hiện những điểm mưa có cường độ rất lớn trên 100mm/giờ. Từ ngày 28-30/11, KKL lại được tăng cường nên tiếp tục có mưa nhưng lượng mưa không loqna, phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 250mm/3 ngày.

“Đang là thời lỳ mưa lũ chính vụ, tác động biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan nên diễn biến mưa lớn từ ngày 24 trở đi đến cuối tháng 11 còn phức tạp, chung tôi sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin. Hiện nay, sau đợt mưa lũ, lượng nước trong ao hồ sông suối, mặt đất đã bảo hòa nên việc xuất hiện mưa lớn cường độ mạnh như dự báo thì nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét rất cao nên các địa phương nên chú ý và chủ động triển khai công tác ứng phó”, ông Hùng cho biết thêm.

 Đợt lũ vừa qua, nước sông Hương đã vượt đỉnh lũ năm 2020, gây ngập 85% tuyến đường TP. Huế

Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đánh giá, đối với đợt mưa lũ vừa qua, theo tính toán của cơ quan chức năng, nếu không có hồ Tả Trạch và thuỷ điện Bình Điền trên lưu vực sông Hương vận hành giảm lũ thì mực nước trên sông Hương tại trạm thủy văn Kim Long có thể vượt mức +5,5m, vận hành hồ đã cắt giảm 1,16m so với +4,34m (đỉnh lũ tại Kim Long).

Hiện nay đơn vị đã yêu cầu các hồ đập thủy lợi, thuỷ điện tiếp tục vận hành đưa về mực nước thấp nhất trước lũ trước ngày 24/11 nhằm chủ động đón đợt mưa mới. Đồng thời tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình sau lũ, chú ý các khu vực nguy cơ sạt trượt đất, tiếp tục kiểm tra dự trữ vật tư, trang thiết bị phương tiện, đảm bảo tuyệt đối an toàn hồ đập trong mọi tình huống.

Còn nhiều bất cập

Với nhận định diễn biến mưa lũ từ nay đến cuối năm còn phức tạp, đặc biệt để chuẩn bị phương án tốt nhất nhằm ứng phó đợt mưa lớn từ ngày 24-27/11, tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh yêu cầu, các địa phương chuẩn bị các phương án, kịch bản để triển khai công tác ứng phó nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai.

Cụ thể, UBND các huyện tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, trụ sở cơ quan…ven sông, suối, ven biển, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn. Kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ. 

Các hồ đập rà soát lại số liệu, cập nhật chuẩn xác hàng giờ hàng ngày. Số liệu chính xác thì công tác vận hành mới chính xác, ứng phó thiên tai mới hiệu quả. Các địa phương chuẩn bị tốt nguồn lương thực, thực phẩm, chủ động cung cấp nguồn thông tin chính xác và chính thống kịp thời cho người dân, không để những luồng thông tin bên ngoài không chính thống tạo dư luận, làm ảnh hưởng hoang mang cho người dân. Đồng thời, rà soát lại thiệt hại để có những kiến nghị hỗ trợ kịp thời nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân.

 Các hồ thủy điện, thủy lợi đã tham gia cắt lũ cho hạ du 

Tại cuộc họp, các đại biểu đã đưa ra những nhận định về những bất cập cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống thiên tai. Ông Đặng Văn Hòa cho rằng, công tác dự báo, cảnh báo mặc dù đã có nhiều bước tiến song chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Với sự tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là dự báo lượng mưa định lượng trong bối cảnh diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường; mật độ các trạm đo mưa, mực nước còn quá mỏng, theo dõi dòng chảy trên các hệ thống sông trong tỉnh, đo gió còn hạn chế.

Qua theo dõi phản hồi thông tin của báo chí và người dân cho thấy, một bộ phận người dân, nhất là những người chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt lũ lụt (ô tô, xe máy, đồ đạc trong gia đình bị nước lũ gây hư hỏng). Nguyên nhân có thể do người dân không tiếp cận được nguồn thông tin chính thống của các cơ quan chức năng; hoặc đã có thông tin diễn biến mưa lũ nhưng chủ quan, lơ là không có biện pháp ứng phó hiệu quả với lũ lụt.

Ông Đặng Văn Hòa cho rằng, ngoài làm tốt công tác “4 tại chỗ”, riêng đối với Thừa Thiên Huế cần phát huy hiệu quả phương châm thứ 5 “tự quản tại chỗ”. Yêu cầu đặt ra của phương châm này là cấp ủy, chính quyền địa phương phải quyết liệt lấy cơ sở làm địa bàn trọng tâm chỉ đạo, người dân tự quản, nâng cao vai trò trưởng thôn, tổ dân phố... phải quản lý, bảo vệ người dân đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương.

UBND tỉnh yêu cầu Sở KH&ĐT chủ trì hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bố trí nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, đề án, dự án về phòng chống thiên tai, nhất là các dự án có tính kết nối liên vùng, liên huyện, phục vụ đa mục tiêu và ưu tiên bố trí ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm tập trung đầu tư xử lý dứt điểm các dự án trọng điểm đê điều, sạt lở bờ sông, biển, vùng xung yếu.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top