ClockThứ Hai, 03/04/2017 13:56

Hậu quả của lối hành xử “anh chị”

TTH - Làm người khác bị mất một con mắt, thanh niên 21 tuổi bị xử 5 năm tù. Đó là quả của cách hành xử “anh chị”.

Vụ án “cố ý gây thương tích” do TAND TP. Huế xét xử. Bị cáo và bị hại không hề quen biết nhau. Thế nhưng sau khi kết thúc cuộc nhậu (trong quán nhậu), bị cáo miệng nói mượn, tay cầm luôn mũ bảo hiểm của bị hại đang móc ở xe. Bị hại không đồng ý thì bị bị cáo đánh. Hai bên xảy ra xâu ẩu. Bị cáo dùng mũ bảo hiểm đánh bị hại vỡ nhãn cầu mắt, phải phẫu thuật khoét nhãn cầu, thay mắt giả, tỉ lệ thương tích 51%.

Vợ bị hại đang nuôi con nhỏ. Từ khi vợ mang bầu sinh con cho đến ngày xảy ra sự việc, mình bị hại kiếm tiền mưu sinh. Một ngày quần quật bốc vác, bị hại kiếm được từ 150 đến 200 nghìn đồng, khéo tính toán lắm mới “co kéo”, trang trải được cho cuộc sống gia đình. Đùng cái, người chồng, người cha trụ cột của gia đình “bỗng nhiên” rơi vào tình cảnh khốn khó. Đã không đi kiếm tiền được, lại còn phải điều trị thuốc men, chi phí cho việc phẫu thuật. Nợ nần chồng chất. Nhưng điều đó không là gì so với mất mát đau lòng, vĩnh viễn mất đi một mắt, tổn thương 51% sức khỏe không bao giờ lấy lại được; sau này dù làm việc gì cũng không thể được như người khỏe mạnh bình thường.

Mẹ bị hại vẫn thất thần khi nhớ lại ngày con trai bị người ta vô cớ làm hại. “Tui bị bệnh tim. Khi nghe tin, tui lên cơn đau ngất xỉu ngay tại chỗ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, e rằng hôm nay tui cũng không còn tính mạng. Vì răng “họ” (ý chỉ bị cáo) lại hành xử vô lý rứa, ra tay ác rứa? Con tui đang lành lặn chừ thành ra tàn tật suốt đời...”. Người mẹ cứ lặp đi lặp lại câu hỏi vì sao xảy ra chuyện vô lý. Con trai bà chẳng hề quen biết, cũng không gây gổ gì bị cáo.

Đó cũng là câu hỏi mà hội đồng xét xử nhiều lần đặt ra cho thanh niên 21 tuổi đang đứng sau vành móng ngựa. Nhưng bị cáo không đưa ra được câu trả lời. Hội thẩm nhân dân phân tích: “Bị cáo và bị hại không phải bạn bè, cũng chẳng quen biết, sao lại mượn mũ bảo hiểm người ta. Người ta không cho mượn có gì sai đâu mà ra tay đánh người ta để đến nỗi gây nên hậu quả đau lòng như vậy? Đó là thói “anh chị” bị cáo biết không? Không ít người do hành xử anh chị, côn đồ mà gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người khác, còn mình phải tù tội, người thân gia đình hai bên khổ sở. Sao không lấy những cái “gương” đó mà làm bài học cho mình...”. Không khí phòng xét xử như nén lại. Vừa lúc đó, mẹ bị cáo mới hớt hải đến. Bà rón rén ngại ngùng như người có lỗi. Bà trình bày, mình phụ thợ nề nuôi con; kiếm được miếng ăn đã nặng nhọc lấy đâu ra tiền dư dả. Sau khi con gây án, bà gom góp vay mượn mãi mới được 2 triệu đồng đem bồi thường.

Ban đầu bị hại yêu cầu bồi thường tổng cộng các khoản là 150 triệu đồng. “Chẳng ai muốn đổi sức khỏe cả đời để lấy số tiền đó, bởi so với việc có sức khỏe và được làm một người bình thường thì số tiền kia quá “bèo bọt”. Nhưng tôi bây giờ mù một mắt, sức khỏe ảnh hưởng rất lớn, không đi bốc vác được nữa. Giờ cũng chưa biết làm gì để nuôi gia đình. Dự định số tiền yêu cầu trên là để nuôi con.”- Bị hại buồn bã.

Bị hại trình bày, gia đình bị cáo cũng khó khăn nên nay chỉ yêu cầu bồi thường tổng cộng 50 triệu đồng. Còn bị cáo và mẹ “hốt hoảng” cho rằng, không có tiền nên không đồng ý bồi thường. Tòa nghiêm khắc phân tích, hành vi của bị cáo vi phạm pháp luật hình sự, phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật là đương nhiên. Gây tổn hại sức khỏe cho người khác, phải bồi thường đó là trách nhiệm dân sự mà bị cáo có nghĩa vụ phải thực hiện, chứ không phải có thì bồi thường, không có thì thôi. Bị cáo không có tiền để bồi thường hết một lần, thì có thể sau này đi làm, bồi thường dần dần cho bị hại.

Mẹ bị cáo lại kể khổ, bật khóc nức nở. Bà đồng ý là sẽ làm lụng, tích cóp, để cùng con bồi thường dần. Mẹ bị hại: “Nhà ai cũng khổ. Con tui khổ nên hắn lo làm ăn. Bị cáo biết khổ tại răng còn làm bậy, gây thêm khổ cho gia đình khác, thêm khổ cho mình, cho mẹ...”. Ý kiến của mẹ bị hại nhận được sự đồng tình. Giá như không vì cách hành xử “anh chị” của bị cáo thì bây giờ bị hại đâu trở thành người tàn phế, gia đình khổ lây suốt đời. Bị cáo đâu phải “ngồi” 5 năm tù ở cái tuổi đẹp nhất. Mẹ bị cáo đâu phải khóc lóc vì con và còng lưng gánh thêm món nợ...

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

TIN MỚI

Return to top