ClockThứ Bảy, 18/06/2022 15:22

Cần loại ngay “vòng gửi xe”

Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,8-1%Giúp dân thoát nghèoTạo sinh kế giúp người dân thoát nghèo bền vững

Trong buổi làm việc với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ về nội dung giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền, ông Đoàn Kỳ Côi, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện Phong Điền cho biết: Hiện Phong Điền hiện có 1.132 hộ nghèo, với 2.446 khẩu (chiếm tỷ lệ 3,8%). Ông Côi đánh giá rằng, khó khăn trong giảm nghèo bền vững của huyện là “vẫn còn một số hộ nghèo chưa ý thức được sự vươn lên thoát nghèo, còn ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước”.

Sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ sẽ khó có cơ hội thoát nghèo (Ảnh minh họa)

Xã hội nào cũng có người nghèo, dù phát triển hay không phát triển. Nguyên nhân dẫn đến cái nghèo thì nhiều. Tự nhiên bị ốm đau bệnh tật cũng có thể dẫn đến cái nghèo. Đầu tư làm ăn không gặp thời thua lỗ cũng dẫn đến nghèo. Không biết cách làm ăn cũng có thể nghèo. Cũng trên vùng đất ấy nhưng có nông dân sản xuất giỏi và cũng có những nông dân đói ăn là chuyện bình thường. Tức là năng lực tư duy và hành động không phải ai cũng giống ai…

Xã hội cần chung tay hỗ trợ cho những người nghèo gặp những bất trắc. Ví dụ người thiếu vốn thì tạo điều kiện về vốn. Người thiếu kiến thức, năng lực làm ăn thì thông qua các cơ chế để cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm ăn. Người mất sức lao động thì cần những hình thức trợ cấp của Nhà nước và xã hội… Còn những người không có ý thức vươn lên thoát nghèo, ỷ lại, trông chờ vào các chính sách, như ông Côi nói thì mọi sự trợ giúp cần phải xem lại. Xã hội cần dang tay đùm bọc những người khó khăn, nhưng xã hội cũng cần cương quyết không trợ giúp với những người không ý thức vươn lên, ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của người khác. Ấy là lẽ công bằng trong cuộc sống.

Xã hội ngày càng phát triển. Thị trường lao động bây giờ cũng được mở ra muôn hình vạn trạng. Một người phụ hồ bây giờ một ngày công lao động cũng được vài trăm nghìn. Có sức lao động, chịu lao động ở thời buổi này khó mà nghèo được. Nhưng có sức lao động mà không chịu làm thì chúng ta có giúp mấy vẫn cứ nghèo. Rồi chi tiêu cũng vậy. Một người làm việc cật lực một ngày được ba bốn trăm ngàn đồng. Chiều về “làm mấy chai cho mát”, vui vui thì làm tới. Lại đánh thêm vài chục nghìn số đề. Tính ra có khi nó chiếm năm bảy mươi phần trăm thu nhập, lấy gì để tích lũy? Mà xã hội chúng ta hiện tại, những trường hợp như vậy không hiếm.

Như trên đã nói, trước tiên phải phân tích để phân loại hộ nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo. Theo người viết, những người “trông chờ, ỷ lại” phải loại ngay từ “vòng gửi xe”. Loại để làm gì? Để họ biết, xã hội chúng ta không phải là không nhân văn, nhưng mà cũng kiên quyết với những người không ý thức về bản thân mình. Sự giúp đỡ chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể đóng vai trò quyết định. Chúng ta cứ cương quyết như vậy mà xem. Đã “đói thì đầu gối phải bò”. Có khi chúng ta quá hào phóng hỗ trợ cho nên làm mất động lực phấn đấu, đặc biệt là với những người ỷ lại.

Người nghèo thường thiếu vốn. Hiện tại không thiếu kênh hỗ trợ vốn. Ngân hàng thì có ngân hàng chính sách. Các hội đoàn thì có các quỹ… Cấp vốn tín chấp rất dễ bị mất vốn, nhưng không vì thế mà chúng ta không cấp. Thực hiện các chính sách xã hội cũng cần xác định có rủi ro. Để giảm rủi ro thì khi cấp vốn phải có cơ chế theo dõi người được cấp vốn sử dụng đúng mục đích. Nuôi gà thì vốn chỉ được cấp cho nuôi gà. Thiếu kiến thức thì xây dựng cơ chế cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật. Thiếu thị trường thì hỗ trợ thị trường tiêu thụ. Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… các huyện đã từng làm điều này.

Người nghèo cũng thường thiếu kiến thức và năng lực làm ăn. Cái này xã hội chúng ta không thiếu cơ chế hỗ trợ. Ví dụ như đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật… Về hình thức thì không thiếu nhưng có vẻ như chúng ta… đang thiếu thực chất. Mở các lớp dạy nghề nhưng học viên học như thế nào, học xong áp dụng kiến thức ra sao, đời sống có khá hơn lên không thì có vẻ như chúng ta không biết. Điều này phải soát xét lại và làm thực chất. Một đồng vốn hỗ trợ học nghề phải biết hiệu quả như thế nào chứ không phải chỉ thống kê đã mở bao nhiêu lớp, dạy được bao nhiêu người.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

TIN MỚI

Return to top