ClockThứ Hai, 04/07/2022 14:21

Phải “hâm nóng” liên tục

TTH - Phải làm sao để việc bảo vệ môi trường trở thành ý thức thường trực, việc làm tự nhiên nơi mỗi con người…

Bảo vệ môi trường theo cách của phụ nữLan tỏa nhiều cách làm hiệu quảKhởi động Chương trình “Làm sạch biển”

Chỗ này, chỗ khác ở Công viên cồn Dã Viên cứ thấy rác xả vô tư thế này

Đã gần hết tháng 5 âm lịch, tôi nhắc bà xã xem hôm nào rảnh, đi chợ sắm sanh ít lễ phẩm để cúng 23/5. Cúng 23/5 là một mỹ tục thấm đẫm tính nhân văn riêng có ở xứ Huế. Lễ cúng này xuất hiện cách đây hơn trăm năm, nhằm tưởng niệm, tri ân quan quân, bá tánh đã hy sinh, tử nạn trong sự biến bi hùng “Thất thủ kinh đô” xảy ra đêm mồng 4, rạng sáng mồng 5/7/1885 (22 - 23/5 năm Ất Dậu) khi quân triều đình dưới sự chỉ huy của đại thần Tôn Thất Thuyết đã chủ động tấn công giặc Pháp ở Mang Cá và Tòa Khâm sứ. Do lực yếu, vũ khí quá lạc hậu, quan quân triều đình bị giặc Pháp phản công gây tổn thất lớn, phải hộ tống xa giá vua Hàm Nghi xuất bôn, xuống chiếu Cần Vương… Gọi là cúng 23/5, nhưng người Huế tùy điều kiện thời gian cứ cúng rải từ 23 cho đến hết tháng 5 âm lịch chứ không nhất thiết phải đúng ngày 23/5. Nói vậy để giải thắc mắc của một vài người sao 23 mà mãi cuối tháng 5 mới cúng.

Lựa ngày chủ nhật, bà vợ tôi lo chợ từ sớm. Chừng hơn tiếng đồng hồ sau thì lễ mễ chở về một xe đầy bông trái, nếp đậu, rau củ quả… đủ để làm một mâm cỗ nho nhỏ. Mình tư gia, lễ bạc lòng thành là được - bà vợ tôi vừa nói vừa soạn đồ ra để chuẩn bị vào bếp. Chợt chị chép miệng gọi tôi chỉ cho xem cả đống túi ni lông to xụ: Tiết giảm kiểu trời đi nữa cũng cả một đống như vậy đó. Nói “không với túi ni lông” tưởng dễ mà không hề dễ. Ấy là nhà mình đi chợ ít, chứ những gia đình đi chợ nhiều thì chắc còn khiếp hơn nữa.

Phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” được tỉnh nhà phát động khá sớm và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của toàn xã hội; tạo được sức lan tỏa khá ấn tượng đến nhiều địa phương khác; được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá rất cao. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, năm 2019 là Thủ tướng Chính phủ đã gửi thư khen ngợi và tuyên dương tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường… Và trên bình diện chung, ý thức của người dân, cảnh quan môi trường của nhiều địa phương trong tỉnh - nhất là thành phố Huế - đã đổi thay, chuyển biến một cách tích cực, tạo được ấn tượng rất tốt đẹp trong lòng du khách và công chúng.

Dẫu vậy, một hiện tượng chẳng mấy vui nhưng không thể không đề cập, ấy là đó đây hình như đã bắt đầu xuất hiện tâm lý “thoái trào”. Chuyện chị em xách giỏ đi chợ, hay chuyện siêu thị, tiểu thương các chợ sử dụng giấy, lá chuối… để gói hàng cho khách bây giờ đã ít hẳn đi; các hội nghị, hội thảo sử dụng nước đóng bằng chai nhựa lại đã tái diễn khá nhiều; và việc xả rác bừa bãi tại những nơi công cộng, kể cả những điểm đến mới toanh, đang khá “hot” trong thu hút công chúng như công viên cồn Dã Viên chẳng hạn cũng là chuyện không hiếm…

Gây dựng phong trào đã khó, duy trì, gìn giữ phong trào - nhất là với những phong trào có ý nghĩa hết sức thiết thực, văn minh và hợp lòng người như “Ngày Chủ nhật xanh”, “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” càng là một việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng. Rất nên có sự “hâm nóng” liên tục, đồng thời cũng đã đến lúc cần áp dụng “không khoan nhượng” các khung chế tài đã xây dựng đối với những trường hợp vi phạm… Như thế mới có thể khiến cho việc bảo vệ môi trường trở thành ý thức thường trực, việc làm tự nhiên nơi mỗi con người. Đạt được như thế thì mục tiêu “xanh, sạch, sáng” mà chúng ta đang hướng đến mới mang tính bền vững.

Bài, ảnh: HIỀN AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

TIN MỚI

Return to top