ClockThứ Hai, 24/02/2020 14:43

Vì sao Covid-19 và virus SARS-CoV-2 gây bệnh này mang tên khác nhau?

Trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã giải thích việc đặt tên mới cho dịch Covid-19 cũng như virus gây bệnh này (SARS-CoV-2).

COVID-19: Italy có ca tử vong thứ 3, dừng lễ hội hóa trang ở VeniceCOVID-19: Hàn Quốc nâng cảnh báo lên mức cao nhấtWHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona nguy hiểm gây ra đã bùng phát lên từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019 rồi lan ra nhiều địa phương của quốc gia này cũng như phát tán ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Ban đầu ngành y tế thế giới tạm gọi virus (vi-rút) này bằng cái tên “virus corona mới 2019” (viết tắt là 2019-nCoV) và chưa có tên riêng cho dịch bệnh gây ra bởi virus này.

Tên bệnh Covid-19 và hình ảnh của virus SARS-CoV-2 (bên trái). Ảnh: Rappler

Đến ngày 11/2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố tên chính thức mà họ đặt cho dịch này là Covid-19.

Bên cạnh đó, WHO cũng nhất trí với tên gọi chính thức cho virus gây bệnh này là “virus corona hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2” (viết tắt là SARS-CoV-2).

Vì sao virus và bệnh do virus lại mang tên khác nhau?

Các virus và các bệnh tương ứng do chúng gây ra thường có tên khác nhau. Chẳng hạn, HIV là virus gây bệnh AIDS. Người ta thường biết tên của bệnh, như là sởi, nhưng lại ít biết tên virus gây ra nó, đó là rubeola.

Có nhiều quy trình và mục đích khác nhau về việc đặt tên virus và bệnh tương ứng.

Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gen để hỗ trợ cho việc phát triển các cuộc kiểm tra chẩn đoán, vaccine (vắc-xin), và thuốc chữa trị. Các nhà virus học và cộng đồng khoa học rộng hơn thực hiện công việc này. Cụ thể, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) sẽ định ra tên cho các virus.

Trong khi đó, các căn bệnh được đặt tên nhằm giúp cho việc thảo luận ngăn ngừa bệnh, sự lan truyền của bệnh, mức độ nghiêm trọng, và việc chữa trị bệnh. WHO có vai trò phản ứng và chuẩn bị trước các căn bệnh ở con người nên tổ chức này đã đặt tên chính thức cho các bệnh trong bảng Phân loại Bệnh Quốc tế (ICD).

Ủy ban ICTV vào ngày 11/2/2020 đã công bố “virus corona hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2” (viết tắt là SARS-CoV-2) là tên chính thức của virus corona chủng mới. ICTV lựa chọn tên này là vì virus đó có liên hệ về gen với loại virus corona gây ra dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên, hai virus này vẫn khác nhau.

Còn WHO công bố tên mới Covid-19 cho bệnh, cũng vào ngày 11/2/2020 sau khi tuân theo các hướng dẫn trước đó của Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới (OIE) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc.

WHO dùng tên mới của virus gây bệnh Covid-19 như thế nào?

Nhìn từ góc độ rủi ro truyền thông, việc sử dụng tên SARS có thể vô tình gây ra hoang mang không cần thiết ở một bộ phận dân chúng, đặc biệt là ở châu Á nơi từng hứng chịu dịch SARS vào năm 2003.

Do lý do đó và một số yếu tố khác, WHO đã bắt đầu sử dụng cách nói “virus chịu trách nhiệm về Covid-19” hay “virus Covid-19” khi thông báo về dịch bệnh cho công chúng. Đây là các cách gọi bổ sung, không nhằm thay thế hoàn toàn cho tên gọi chính thức do ICTV đề xuất.

Các tài liệu được công bố trước khi có tên chính thức SARS-CoV-2 không cần phải cập nhật (trừ phi cần thiết) nhằm tránh gây khó hiểu, nhầm lẫn./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Italy chật vật ứng phó với dịch tả lợn

Ông Alberto Cavagnini - chủ một trang trại chăn nuôi lợn ở Italy đã phải tiêu hủy hơn 1.600 con lợn của mình do dịch tả lợn, một loại virus đe dọa ngành công nghiệp thịt lợn trị giá 20 tỷ euro của Italy, bao gồm cả món thịt lợn muối sấy khô (prosciutto) nổi tiếng thế giới của nước này.

Italy chật vật ứng phó với dịch tả lợn
Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

TIN MỚI

Return to top