ClockThứ Tư, 04/12/2019 15:00

Vaccine phòng HIV có thể được ra mắt năm 2021

Đại dịch HIV có thể sắp bị đẩy lùi khi loại vaccine phòng virus gây căn bệnh thế kỷ đầu tiên có thể được ra mắt sớm nhất trong năm 2021.

Bắt đầu thử nghiệm “vắc-xin HIV toàn cầu” trên ngườiNam Phi tiến hành thử nghiệm loại vắc-xin HIV mới

Năm 2021 có thể chứng kiến sự ra đời của một loại vaccine phòng bệnh HIV. Ảnh: Getty

Tờ The Sun dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết họ hoàn toàn “lạc quan” về tương lai khi quá trình thử nghiệm ba loại vaccine khác nhau đang gần bước vào giai đoạn cuối cùng. Kết quả của chương trình thí nghiệm vaccince mang tên HVTN 702, Imbokodo và Mosaico sẽ được công bố sớm nhất vào năm sau.

Khi một người bị chẩn đoán mắc HIV, các bác sĩ cho họ điều trị kháng virus ngay lập tức. Sự kết hợp của ba loại thuốc trên trong cùng một viên nén có công dụng ngăn chặn virus sản sinh trong cơ thể người. Bằng cách này, nó giúp giảm lượng virus HIV trong máu bệnh nhân.

Một khi lượng virus HIV trong máu giảm xuống dưới ngưỡng nhất định, nó được mô tả là “không thể phát hiện được” – đồng nghĩa với việc người bệnh không thể lây virus cho bạn tình, ngay cả khi họ quan hệ tình dục không an toàn.

Mặc dù biện pháp điều trị này cho thấy hiệu quả cao nhưng nó không phải là một cách chữa trị hoàn toàn bệnh HIV. Thay vào đó, virus gây bệnh vẫn còn hoạt động trong cơ thể, song chỉ ở mức độ rất thấp.

Nếu ngừng điều trị bằng thuốc kháng virus, những ổ HIV nằm im lìm này có thể được đánh thức trở lại. Tuy vậy, các thí nghiệm trên vẫn đem đến hy vọng rằng giới nghiên cứu đã bước gần hơn đến việc tìm ra một loại vaccine chữa căn bệnh thế kỷ.

Đột phá chấn động

Là người giám sát hai trong số ba chương trình thử nghiệm thuốc, Tiến sĩ Susan Buchbinder – Giám đốc chương trình nghiên cứu HIV tại Sở Y tế Cộng đồng San Franciso – đánh giá đây “có lẽ là một trong những thời khắc lạc quan nhất mà chúng ta từng có”.

Bà cho biết thậm chí một loại vaccine có hiệu quả điều trị phần nào căn bệnh HIV cũng sẽ là một “bước đột phá chấn động” và “thực sự sẽ có sức mạnh để thay đổi quỹ đạo của dịch bệnh".

Tiến sĩ Buchbinder trả lời kênh NBC: “Chúng tôi có ba vaccine đang được thử nghiệm hiệu quả và phải mất thêm một khoảng thời gian nữa để thực sự tiến vào giai đoạn nghiên cứu hiệu quả."

Cuộc thử nghiệm vaccine HIV kéo dài lâu nhất hiện nay – hay còn gọi là HVTN 702 – được tiến hành tại Nam Phi năm 2016. Nó được dựa trên “người tiền nhiệm” RV144, giúp giảm tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 30%. RV144 vẫn là vaccine HIV duy nhất từng chứng minh được hiệu quả chống lại virus. Tuy nhiên, các nhà khoa học muốn làm cho nó mạnh hơn.

Chương trình thử nghiệm thứ hai mang tên Imbokodo bắt đầu tại 5 quốc gia ở phía Nam châu Phi năm 2017. Imbokodo sử dụng các kháng thể dòng thể khảm - là thành phần vaccine được thiết kế để tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại nhiều loại HIV trên toàn cầu.

Loại vaccine thứ ba là Mosaico cũng dựa trên cách tiếp cận của kháng thể dòng thể khảm độc nhất vô nhị trên và được bắt đầu thử nghiệm tháng 11 vừa qua. Mỗi loại vaccine bao gồm 6 mũi tiêm được tiêm trong hai lần khám lâm sàng cuối cùng.

Đáng chú ý, nước Anh đang trên hành trình trở thành quốc gia “không HIV” vào năm 2030 khi tỷ lệ nhiễm bệnh giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ. Các ca chẩn đoán mắc HIV mới đã giảm hơn ¼ từ 6,721 ca năm 2015 xuống còn 4.484 ca năm 2018.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

TIN MỚI

Return to top