Nên
- Các món ăn nóng như cháo, sữa nóng. Khi vừa thức giấc, thân nhiệt sẽ tăng dần nhưng các cơ quan trong cơ thể chưa thể thích ứng. Nếu lúc này uống các thức uống lạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, khiến máu khó lưu thông. Trong thời gian dài có thể gây ra cảm giác kém ăn, làm làn da mắt độ sáng bóng, cổ họng thường có cảm giác có đờm, cơ thể dễ bị cảm lạnh. Các triệu chứng này cho thấy dạ dày bị tổn thương, thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể.
- Phối hợp nhiều loại thực phẩm. Bữa sáng nên chọn các món như ngũ cốc để cung cấp đường cho cơ thể, giúp tăng đường huyết. Để cơ thể không đói nhanh, cần nạp một lượng thực phẩm giàu protein và chất béo như trứng gà, thịt nạc, các chế phẩm từ đậu… Sau đó ăn một lượng rau quả thích hợp để bổ sung các vitamin hoà tan trong nước và chất xơ, cùng các nguyên tố vi lượng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Không nên
- Không nên ăn các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, bởi các thực phẩm này sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày.
- Không ăn thức ăn còn từ hôm trước, đặc biệt là rau vì có thể sản sinh các chất không có lợi cho cơ thể do để qua đêm. Nếu ăn thì cần bảo quản cẩn thận, và đun nóng kỹ.
- Đồ ăn nhanh: các món ăn nhanh như humberger, gà rán…tiện lợi, nhanh gọn, ngon miệng nhưng lại thiếu các vi chất, thừa năng lượng. Nếu chọn đồ ăn nhanh cho bữa sáng thì bữa trưa và tối bạn cần dùng các thực phẩm có hàm lượng nhiệt thấp và nên ăn kèm với hoa quả, canh rau.
- Ăn bánh quy, sôcôla…Những đồ ăn vặt này đa số là thực phẩm khô, cơ thể lúc này đang thiếu nước nên sẽ không có lợi cho việc tiêu hoá. Các thực phẩm như bánh quy, sôcôla…mặc dù có thể cung cấp năng lượng tức thời nhưng cũng rất nhanh khiến cơ thể bị đói.
- Vừa đi bộ vừa ăn sáng. Mua bữa sáng ven đường, vừa đi vừa ăn để kịp giờ học giờ làm giúp tiết kiệm thời gian cho bữa sáng nhưng lại hoàn toàn không có lợi cho dạ dày, hệ tiêu hoá và sự hấp thụ của cơ thể.
Theo HNM