ClockChủ Nhật, 12/12/2010 14:16

5 lưu ý đặc biệt khi ăn lẩu

TTH - Nếu ngồi lâu quá một tiếng đồng hồ, bạn nên thay nước lẩu vì lúc đó nó đã chứa nhiều chất nitrit gây ung thư cùng những chất có hại khác.

Vào mùa thu và mùa đông, món lẩu đặc biệt được mọi người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để không ảnh hưởng sức khỏe.

Đừng ăn quá nóng

Người ta thường nói ăn lẩu “một nóng đánh bại ba tươi”, có nghĩa là phải thật nóng, yếu tố nóng quyết định vị ngon của lẩu hơn cả yếu tố rau tươi, thịt tươi. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoang miệng, niêm mạc dạ dày và thực quản chỉ có thể chấp độ nóng cao nhất là 50 - 60 độ C, trong khi nhiệt độ của nồi lẩu lên tới 120 độ C. Việc ăn ngay thực phẩm vừa được đun sôi rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Cùng với nhiều gia vị cay mang tính kích thích, nó dễ gây viêm loét đường tiêu hóa.

Chuyên gia nhắc nhở:  Duy trì "ba tươi", từ bỏ "một nóng". Thức ăn lấy từ trong nồi ra nên cho vào một cái đĩa để nguội bớt rồi mới ăn. Những người mắc bệnh đường tiêu hóa khi ăn lẩu nên cho ít ớt.

Đừng ăn tái

Ăn đồ chưa chín hẳn hoặc tươi sống là một trong những lý do khiến mọi người thích lẩu. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Thực phẩm tươi sống và tái chưa tiêu diệt được hết vi khuẩn và ký sinh trùng, dễ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Chuyên gia nhắc nhở: Chấp nhận hy sinh một ít hương vị để thức ăn chín hẳn. Nhưng nếu là rau xanh thì không nên để quá lâu.


Thay nước lẩu nếu ăn lâu 
 
Rất nhiều người cho rằng, nước lẩu là tập hợp tinh hoa từ các thực phẩm khác nhau, ngon và bổ dưỡng, nhưng thực tế không phải như vậy. Nồi lẩu sôi đi sôi lại thì vitamin và các yếu tố có lợi khác đã bị phá hủy, trong khi lượng chất béo bão hòa, natri, purine và các thành phần gây hại khác sẽ tăng cao, là nguy cơ gây béo phì, xơ vữa động mạch, gout, tiểu đường hoặc một số bệnh khác. Nếu trong lúc ăn lẩu còn uống bia, rượi thì hại càng thêm hại.
 
Chuyên gia nhắc nhở: Nên uống ít nước lẩu và nên uống khi mới nấu. Khi nồi lẩu nấu quá 60 phút, nó sẽ chứa rất nhiều nitrit, nếu muốn ngồi tiếp thì nên thay nước lẩu. 

Lưu ý thời gian
 
Việc ăn lẩu kéo dài trong vòng mấy tiếng đồng hồ sẽ làm tăng cao lượng cholesteron trong máu, nếu ăn quá lâu sẽ dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.

Chuyên gia nhắc nhở: Nên ăn trong vòng hai giờ trở lại. Ăn lẩu một tuần không nên quá một lần, cần cân bằng lượng rau và lượng thịt.

Cách ăn lẩu tránh bị nóng
 
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, lúc chọn thực phẩm cho nồi lẩu, bất luận là rau hay thịt, điều quan trọng nhất là phải tươi, ngon. Ngoài thịt bò, lợn, gà, cá, đừng quên các loại rau mát như cải chíp, cải xoong, rau muống… Nếu ăn được vị đắng thì có thể chọn mướp đắng. Trong nồi lẩu nên cho ít ngó sen, không những giúp cân bằng dinh dưỡng mà còn để giải nhiệt. Cho thêm đậu phụ cũng là cách bổ sung dinh dưỡng và giải nhiệt tốt.



Theo  Đất Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch

Can thiệp điều trị rối loạn nhịp, can thiệp mạch vành, bệnh tim bẩm sinh bằng dụng cụ, can thiệp điều trị suy tĩnh mạch... là một trong những kỹ thuật chuyên sâu được Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thường quy trong thời gian vừa qua, đem đến cơ hội điều trị khỏi bệnh cho những người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng.

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch

TIN MỚI

Return to top