ClockThứ Bảy, 28/05/2016 08:34

Cậu bé phố núi gây sốt với bản 'cover' ghi ta 30 bài hát

Một cậu học sinh cấp 2 trú tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) đang gây sốt cộng đồng mạng bởi màn đệm hát bằng ghi ta rất ấn tượng.

Những ngày gần đây trên Facebook lan truyền clip về một cậu bé say sưa ôm đàn ghi ta đệm cho một người bạn hát liên tục một bản mashup (bài hát chỉ việc ghép hoặc tự hát lại các bài hát không liên quan đến nhau trở thành một clip hoặc một bản nhạc hoàn chỉnh) với 30 bài hát.

Clip dài hơn 6 phút đã nhận được hàng ngàn lượt xem và chia sẻ với nhiều lời khen ngợi như: “Hay quá”, “Tuổi trẻ tài cao”, “Nổi tiếng A Lưới rồi”…

Cậu bé chơi ghi ta là Nguyễn Hữu Tú (học sinh lớp 8/1, Trường THCS Trần Hưng Đạo, huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế) và người hát là Lê Công Hoàng Thiện (học sinh lớp 8/2 cùng trường).

[CLIP] Cậu bé 'phố núi' gây sốt với bản cover ghi-ta 30 bài hát

Tú cho biết, clip do một người anh thân thiết của em quay tại khu du lịch Cội Nguồn (thị trấn A Lưới) vào một dịp giữa tháng 5 vừa qua.

“Hôm đó, em chuẩn bị biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ sinh nhật Bác Hồ hôm 19.5 với bài hát 'Lá cờ'. Trước giờ ra sân khấu, em với bạn Hoàng Thiện ôm đàn ra ngồi chơi, vừa để thử giọng và thử đàn thì anh bạn quay clip rồi đưa lên facebook của anh ấy. Em không nghĩ là clip được nhiều người xem như vậy”, Tú tỏ ra bất ngờ khi clip chơi ghi ta của mình đang gây sốt trên mạng.

Bản mashup với 30 bài hát được Tú đệm khá chuẩn với nhiều hợp âm. Cùng với giọng hát dễ thương và truyền cảm của Hoàng Thiện, cả hai đã mang lại cho người xem nhiều sự ngạc nhiên.

[CLIP] Cậu bé 'phố núi' cover ghi ta 30 bài hát

Đặc biệt với Hữu Tú, nhiều người đã tỏ bất ngờ khi biết em chỉ là một cậu bé 14 tuổi và mới học đàn trong khoảng 2 năm qua.

“Em với bạn Thiện là bạn bè thân thiết. Chúng em thường rủ nhau chơi đàn để thư giãn sau những giờ học căng thẳng trên lớp”, Tú nói. Tú cho biết thêm em và bạn thân có thêm một số clip khác về những bản “cover by guitar” như: “Ba kể con nghe”, “Say you do”…

Tú cùng với người cô ruột yêu thương em hết mực. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Được biết, vì hoàn cảnh gia đình nên Tú đến huyện A Lưới rồi ở tại nhà của một người cô ruột để tiếp tục đi học. Những lần nghe anh họ (con cô ruột) chơi ghi ta, Tú thấy thích thú nên nhờ anh chỉ dạy.

“Vì anh họ bận công tác nên sau khi được anh bày cơ bản, em đã tự mày mò trong 2 năm qua. Thỉnh thoảng nhớ em trai của mình, em lại đem đàn ra chơi. Cũng nhờ đó mà em chơi được rất nhiều bài hát”, Tú kể.

Theo Thanh niên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bài hát khó phai

Bài hát có thể chưa hay bằng những ca khúc của ông mà tôi từng được nghe, nhưng phải nói phong thái nghệ sĩ của ông lúc đó thật tuyệt vời.

Những bài hát khó phai
Bài hát “Lúa vàng” từ năm 1949…

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, nhiều ca khúc ra đời trong kháng chiến chống Pháp được nhiều người yêu thích và lưu truyền trong cả hai miền Nam - Bắc, bài hát “Lúa vàng” của nhạc sĩ Mặc Hy là trường hợp như vậy.

Bài hát “Lúa vàng” từ năm 1949…
Về bài hát “Lời người ra đi” của nhạc sĩ Trần Hoàn

Suốt cả cuộc đời sáng tác không ngừng nghỉ, nhạc sĩ Trần Hoàn có nhiều ca khúc hay để lại cho đời. Những năm chống Pháp, với cây đàn mandoline như một vật bất ly thân, ông đánh đàn và hát những bài dân ca, những ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng đương thời, để phục vụ Nhân dân, phục vụ kháng chiến. Chỉ ít lâu sau, ông đã có được những bài hát của riêng mình, đó là Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Con trâu kháng chiến, Bà Ba… Nhạc Trần Hoàn đã đi vào lòng công chúng một cách tự nhiên. Bài hát “Lời người ra đi” là một kỷ niệm khó quên của người nhạc sĩ tài hoa.

Về bài hát “Lời người ra đi” của nhạc sĩ Trần Hoàn
Spotify tăng sức mạnh tìm kiếm bài hát

Cuộc chiến tính năng giữa Spotify và Apple Music tiếp tục khi Spotify bổ sung khả năng tìm kiếm lời bài hát, điều mà người dùng Apple Music đã nhận được trong một vài năm qua.

Spotify tăng sức mạnh tìm kiếm bài hát

TIN MỚI

Return to top