ClockThứ Ba, 08/01/2019 14:39

Chủ động bảo vệ tác quyền trong âm nhạc

TTH - Để bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, các nhạc sĩ ở Huế chủ động hợp đồng ủy quyền với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Tuy vậy, việc thu tiền tác quyền trong lĩnh vực âm nhạc cũng không dễ.

Cục NTBD không đồng tình với việc thu tiền tác quyền âm nhạc qua tiviLiệu có phải Thông tư 01 “đá” Nghị định 15 về tác quyền âm nhạc?

Chương trình âm nhạc "Tình khúc Huế"

Chủ động đăng ký tác quyền

Chủ động trong việc bảo vệ tác quyền, hầu hết các nhạc sĩ ở Huế đều hợp đồng đăng ký với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam bảo vệ quyền tác giả cho các tác phẩm âm nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Việt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế cho biết: “Thỉnh thoảng, chúng tôi có nhận được khoản tiền tác quyền từ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Điều đó chứng tỏ trung tâm đã có sự quan tâm đối với việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc của các nhạc sĩ nói chung và nhạc sĩ Thừa Thiên Huế nói riêng”.

Theo nhạc sĩ Nguyễn Việt, đời sống âm nhạc ở Thừa Thiên Huế chưa sôi động nên không xảy ra các vụ việc phức tạp trong vi phạm bản quyền, như sử dụng ca khúc mà không xin phép, không trả thù lao tác quyền. Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế là những đơn vị sử dụng khá nhiều ca khúc của các nhạc sĩ Huế. Các đơn vị này đã chấp hành nghiêm túc Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, với mỗi tác phẩm âm nhạc được sử dụng, họ đều gọi điện xin phép và trả tiền tác quyền cho tác giả.

Tuy vậy, ca khúc của các nhạc sĩ Huế vẫn được khai thác tùy tiện trên mạng internet, sử dụng trong các quán karaoke nhưng các tác giả hầu như không nhận được tiền tác quyền. Việc quan tâm đến quyền lợi của tác giả âm nhạc vẫn còn mờ nhạt. “Nhiều khi chúng tôi bức xúc khi thấy ca khúc của mình bị sử dụng tùy tiện, quyền lợi của mình chưa được quan tâm thấu đáo. Cũng bực nhưng nghĩ không đáng nên không lên tiếng. Vẫn biết tần suất sử dụng tác phẩm của các nhạc sĩ Huế ít hơn nhiều so với hai đầu đất nước. Tuy vậy, tiền tác quyền chúng tôi nhận được ngày càng ít, trong khi ca khúc mới ngày càng nhiều hơn. Thế nên, nhiều nhạc sĩ không mặn mà lắm với việc đăng ký bổ sung các ca khúc mới với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam”, nhạc sĩ Nguyễn Việt bộc bạch.

Khó thu tiền tác quyền

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đại diện tại Huế có nhiệm vụ thu tiền tác quyền âm nhạc của các nhạc sĩ đã ủy quyền cho trung tâm. Ngoài các chương trình nghệ thuật, việc thu tiền tác quyền chủ yếu áp dụng với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke ở TP. Huế, thị xã Hương Thủy và Hương Trà. Bình quân mỗi năm, văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế thu được khoảng 200 triệu đồng từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ.

Việc thu tiền tác quyền cũng lắm nhiêu khê. Đầu năm, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đại diện tại Huế gửi thông báo đến các cơ sở kinh doanh nhưng rất ít người chủ động đến nộp, phải đi lại, điện thoại nhắc nhở nhiều lần nhưng nhiều nơi vẫn chây ì. Nhiều người cho rằng, khi mua máy móc, băng đĩa đã có, họ không việc gì phải trả tiền tác quyền. Ông Nguyễn Văn Thắng, đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế nói: “Mặc dù rất nhiều nghị định, chỉ thị, văn bản của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh với những quy định liên quan, Sở Văn hóa và Thể thao cũng có văn bản đôn đốc, yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm về quyền tác giả âm nhạc nhưng nhiều người vẫn cố tình không chấp hành”.

Ông Nguyễn Quê, Trưởng phòng Quản lý văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng: “Tuy công tác tuyên truyền thực thi hiệu quả quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã được chú trọng triển khai, song kết quả thực hiện nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân còn hạn chế, chưa hình thành ý thức tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với bản quyền tác giả, quyền liên quan trong các dịch vụ văn hóa công cộng”.

Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế, Phòng PA83, Công an tỉnh tăng cường công tác thanh, kiểm tra, chấn chỉnh việc thi hành pháp luật về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan. Đồng thời, hướng dẫn, nhắc nhở các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành về bản quyền tác giả âm nhạc. Qua kiểm tra, đã tịch thu hàng ngàn đĩa VCD, DVD không có tem nhãn phát hành; nhắc nhở, cảnh cáo và xử phạt vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả…

Để Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả được thực hiện nghiêm túc, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành địa phương, các Hội Văn học nghệ thuật và các trung tâm đại diện quyền tác giả nhằm triển khai đồng bộ và có hiệu quả các quy định của pháp luật. Quan trọng hơn là sự thống nhất chặt chẽ và có trách nhiệm giữa các bên liên quan. Mỗi tác giả phải thực sự quan tâm đến tác phẩm của mình bằng cách đăng ký tác quyền. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến quyền lợi của các tác giả. Người sử dụng âm nhạc để kinh doanh phải có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc trả tiền tác quyền cho các nhạc sĩ.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top