ClockThứ Hai, 14/11/2016 17:49

Cẩn trọng trong việc trùng tu Đài chiến sĩ trận vong (Bia Quốc Học)

TTH.VN - Bia Quốc Học hay còn gọi Đài chiến sĩ trận vong nằm trên đường Lê Lợi, phía trước cổng trường THPT chuyên Quốc Học- Huế đang được tiến hành trùng tu sau thời gian dài xuống cấp.

Công trình Bia Quốc Học đang được trùng tu 

Thế nhưng theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, đây là một công trình có giá trị kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa của Huế nên phải cẩn trọng, cần giữ được tính nguyên bản của nó.

Trùng tu nhiều hạng mục

Ngày 14/11, đại diện Trung tâm Công viên cây xanh Huế (chủ đầu tư) cho biết, hạng mục trùng tu và cải tạo Bia Quốc Học nằm trong chương trình Chỉnh trang công viên dọc bờ Nam sông Hương.

Theo đó, phần nền móng ở khu vực bia sẽ được tháo dỡ gạch bị nứt gãy, lớp gạch lát bị hư hỏng, lớp vữa láng bậc cấp, đào đất nền móng bị sút lún để gia cường móng. Ngoài ra, gia cường móng, xây bù gạch chỉ VXM M100, bơm vữa vào các khe nứt và phần tiếp giáp móng gạch với bê tông. Đổ cát bù phần nền bị lún 20-30cm, bê tông nền dày 10cm, lát gạch phục chế theo hiện trạng, láng VXM M100 có đánh màu toàn bộ bậc cấp.

Riêng bia sẽ được bóc lớp vữa, tháo dỡ ngói lợp bị hư hỏng, tháo gạch men trang trí, đục phần gạch mủn mục, nứt gãy; xây tu bổ phần gạch bị tháo dỡ bằng gạch chỉ VXM M100; tô trát lớp vữa bị bong tróc bằng vữa tam hợp; lợp lại ngói ống men trong đó có tận dụng ngói cũ 30%; phục hồi các con giống có gắn sành sứ, tu bổ các họa tiết trang trí, bổ sung hoa văn trang trí bị hư hỏng; xử lý các thanh thép mái bằng cách cạo sạch vôi, rỉ, dùng keo quét bảo quản sau đó tô trát lại.

Các công nhân đang thực hiện việc trùng tu một số hạng mục ở Bia Quốc Học

Phần lan can, trụ biểu, bến thuyền, trụ lan can cổng vào  cũng được bóc lớp vữa bong rộp, đục phần gạch bị mủn mục, nứt gãy để xây tu bổ và gia cường, gắn lại ngói dương men, trang trí họa tiết, sành sứ… Ngoài ra, dự án còn làm lại hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật ở mái, tường bia, trụ biểu với 67 bóng. Toàn bộ công trình được đầu tư với kinh phí khoảng 700 triệu đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 1/2017.

Trùng tu cần cẩn trọng

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, Bia Quốc học là công trình mang yếu tố văn hoá truyền thống, hài hoà với môi trường, không gian kiến trúc của sông Hương và trường Quốc Học. Vì vậy, việc trùng tu cần phải được thực hiện một cách cẩn trọng.

Hiện, lực lượng công nhân đang tiến hành trùng tu, cải tạo. Để bóc các lớp vửa ra khỏi tường bia, thành thi công phải dùng đến các dụng cụ như ve, búa. 

Một nhà nghiên cứu (xin giấu tên) nói rằng ông khá bất ngờ trước việc trùng tu Bia Quốc Học lần này. Theo nhà nghiên cứu này, không biết những người thực hiện công việc này có tham khảo hồ sơ tư liệu, bản vẽ gốc ban đầu của Bia Quốc Học hay không. Bởi lẽ đây là kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa giao thoa giữa Pháp và Huế. Trong đó, lấy tinh thần của bình phong xứ Huế. “Một câu hỏi nữa được đặt ra là việc trùng tu này có tham khảo ý kiến các đơn vị như Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh và các chuyên gia không?”, nhà nghiên cứu này nhấn mạnh.

Phối cảnh Bia Quốc Học sau khi hoàn thành

Ông Nguyễn Đức Phong, cán bộ Phòng Quản lý Công viên Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho hay, việc trùng tu, cải tạo này đã tham khảo ý kiến của Trung tâm Bảo Tồn di tích Cố đô Huế, Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh và Phòng Văn hóa – thông tin TP. Huế. Trả lời câu hỏi có hay không việc tham khảo các bản vẽ, tư liệu lịch sử, ông Phong nói, việc này do đơn vị tư vấn thực hiện. “Việc trùng tu, phục hồi này chỉ đục những lớp vữa xuống cấp để tô lại chứ không phải phục hồi toàn bộ”, ông Phong, thông tin.

Trong khi đó, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho rằng: "Bia Quốc Học thuộc quản lý của UBND TP. Huế. Phía trung tâm chỉ tư vấn trong việc lựa  chọn đơn vị thi công, các vấn đề còn lại không thuộc thẩm quyền của chúng tôi". 

Về phía đơn vị thi công, ông Trần Quang Liên, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển Vishnu Huế nói rằng,  đã tham khảo các ảnh tư liệu, hồ sơ tư liệu do đơn vị lập dự án đứa ra trước khi trùng tu. Việc dùng ve búa trong quá trình trùng tu là để bóc hết các lớp vữa bong tróc trước khi tô táp lại giống… như xưa. “Khi trùng tu xong, làm mới xong màu của công trình này cũng sẽ giống như cũ và cơ bản không thay đổi hiện trạng”, ông Liên giải thích.

Hiện công trình này chưa được xếp hạng di tích.

Bia Quốc Học hay còn gọi Đài chiến sĩ trận vong được xây dựng vào năm 1920, tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã chết trong cuộc chiến giúp Pháp chống lại Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Công trình mang dấu ấn của thời kỳ Pháp thuộc nhưng có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo và được xây dựng thông qua cuộc thi lựa chọn kiến trúc với một hội đồng gồm 12 người, do viên Khâm sứ Trung kỳ thời bấy giờ làm chủ tịch. Trong bốn đồ án dự thi, hội đồng đã chọn đồ án của tác giả Tôn Thất Sa, giáo viên Trường Bá công Huế, với giải thưởng thời đó là 80 đồng.

Bia được khánh thành 18/9/1920. Ngày nay, Bia Quốc Học là nơi thường xuyên được tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật có tầm cỡ lớn, trong đó phải kể đến các chương trình nằm trong lễ hội Festival Huế nhiều năm qua.

Phan Thành

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu, bảo tồn di sản một cách tốt nhất

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế ngày 14/1. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Văn Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Trùng tu, bảo tồn di sản một cách tốt nhất
Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

TIN MỚI

Return to top