ClockChủ Nhật, 03/11/2019 14:22

Đinh Cường vẽ Ngô Kha

TTH - Có một người mà cố họa sĩ Đinh Cường đã dành rất nhiều tâm huyết để hồi tưởng, để nhớ thương bằng hội họa, đó là liệt sĩ, nhà thơ Ngô Kha – người bạn vong niên thuở thiếu thời ở Huế. Cho đến những năm đầu thế kỷ 21, khi còn sống cùng gia đình tại Mỹ, người họa sĩ tài hoa đã dành một phần tâm huyết để vẽ về Ngô Kha.

Giới thiệu nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Hà NộiTranh bút lửa - “chất” Huế nơi xứ sở mù sươngTriển lãm “Kết nối” của các họa sĩ trẻ

Liệt sĩ, nhà thơ Ngô Kha qua nét vẽ của họa sĩ Đinh Cường

Nếu như dòng tranh vẽ về người thiếu phụ ẩn hiện bên thành quách rêu phong với sự sang trọng, đài các đã giúp cố họa sĩ Đinh Cường vang danh, thì các tác phẩm khắc họa chân dung những người bạn tri âm, tri kỷ trong cuộc đời ông đánh dấu ân tình và nỗi nhớ khuôn nguôi - một thứ tình cảm mà ngay đến chính ông cũng khó cảm nhận hết. Tranh vẽ người bạn Ngô Kha cũng vậy, rất ảo nhưng cũng rất thực, khiến người đối diện cảm nhận được hồn cốt, khí phách của người nghệ sĩ thực thụ, một chiến sĩ kiên cường. Dù không nhiều, nhưng một trong những tác phẩm vẽ về liệt sĩ Ngô Kha được thực hiện vào năm 2005 tại Mỹ được đánh giá là tác phẩm đỉnh cao trong series vẽ về chân dung.

Không chỉ vậy, câu chuyện về bức chân dung này khiến nhiều người từng gặp không khỏi xúc động. Dù sống ở bên kia bán cầu, dù người bạn của mình đã đi xa từ nhiều năm về trước, Đinh Cường vẫn cố hồi tưởng lại khuôn mặt thân thương ấy và dành nhiều thời gian để khắc họa từng chi tiết chân dung Ngô Kha.

Theo nhiều bè bạn của cố họa sĩ Đinh Cường, trong một lần từ Mỹ về TP. Hồ Chí Minh, ông đã cầm theo bức chân dung quý giá ấy và bàn bạc với anh em thân hữu sẽ mở một cuộc đấu giá, lấy tiền để làm tập san liên quan đến những cựu sinh viên từng theo học Trường ĐH Sư phạm Huế. Cùng với đó, sẽ hỗ trợ một vài người bạn có hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng, cuộc đấu giá ấy bất thành bởi một vài lời ra tiếng vào.

Khi đó, họa sĩ Đinh Cường quyết định đem bức tranh về Huế và trưng bày tại phòng tranh Châu Ê tại tư gia của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận. Không lâu sau, bức tranh lại tiếp tục theo Đinh Cường vào một hội quán của người Huế tại TP. Hồ Chí Minh do nhà sưu tập cổ vật Nguyễn Tâm Hữu – cũng là người gốc Huế làm chủ để trưng bày. Cũng vì mến mộ ông Hữu, trước khi về Mỹ vào năm 2013, họa sĩ Đinh Cường đã quyết định “nhượng” lại tác phẩm này cho ông Hữu. Điểm đặc biệt, ở bức tranh với kích cỡ 45x65cm, được vẽ bằng chất liệu sơn dầu này đó là hai chữ ký của tác giả, một chữ ký sau khi vẽ vào năm 2005, chữ ký còn lại trước khi “nhượng” bức tranh cho ông Hữu vào năm 2013.

Trải qua thời gian, có rất nhiều người đặt vấn đề hỏi mua lại tác phẩm này, nhưng ông Hữu không bán. Đến năm 2018, trong một lần tình cờ hữu duyên, chủ nhân của bức tranh lại quyết định “nhượng” lại cho một nhà sưu tập cổ vật nổi tiếng của Huế là ông Nguyễn Hữu Hoàng (10 Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế). Người may mắn sở hữu tác phẩm Đinh Cường vẽ chân dung Ngô Kha không khỏi xúc động và nói đó là cơ duyên, sự may mắn hiếm có. “Đó là một bức chân dung quá đẹp trong số hàng chục bức chân dung của cố họa sĩ Đinh Cường vẽ về bạn bè mình”, ông chia sẻ.

Dù là dân sưu tầm cổ vật, nhưng những năm gần đây nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng cũng dành một khoảng thời gian để nghiên cứu hội họa. “Nếu có cơ hội, một ngày gần nhất tôi sẽ triển lãm để mọi người cùng chiêm ngưỡng”, ông Hoàng mong muốn.

Từng vẽ chân dung nhiều văn nghệ sĩ

Họa sĩ Đinh Cường sinh năm 1939, tại Thủ Dầu Một - Bình Dương; ông tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Huế năm 1963, đến năm 1964 thì tốt nghiệp Khoa Hội họa Trường cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.

Ông có thời gian dài dạy hội họa ở Huế, tại Trường nữ trung học Đồng Khánh và Trường cao đẳng Mỹ thuật Huế. Năm 1989, ông sang Hoa Kỳ định cư ở tiểu ban Virginia cùng vợ và ba người con, ông mất năm 2016.

Không chỉ vẽ chân dung liệt sĩ Ngô Kha, cố họa sĩ Đinh Cường từng vẽ rất nhiều chân dung văn nghệ sĩ, như: Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Vàng Sao, Phạm Duy, Bửu Chỉ, Bửu Ý…

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh “Thế gian Sư” Lê Văn Miến

Sáng 11/3, tại Khách sạn Duy Tân diễn ra buổi hội thảo Kỷ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hóa – họa sĩ Lê Văn Miến do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.

Tôn vinh “Thế gian Sư” Lê Văn Miến
Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa

Những tác phẩm tiêu biểu của các họa sĩ tên tuổi, tài danh đất Cố đô nằm trong bộ sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Huế lần đầu tiên công bố đến với công chúng khiến người yêu nghệ thuật không khỏi rung động, cảm xúc. Ở đó các danh họa đã “hội ngộ”.

Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa
“Tam nhân đồng hành”

Do ít rượu bia và kém ngoại giao, tôi ít khi được bạn văn phương xa đến Huế gọi đi “nhậu”. Vậy mà vào một ngày tháng 7 vừa qua, bỗng nghe nhà thơ Ngô Đức Hành mời xuống quán cà phê của nữ sĩ Bạch Diệp. Ngô Đức Hành vừa đến Huế trong tốp “tam nhân xuyên Việt”. Hai người nữa là họa sĩ Vi Quốc Hiệp và Thế Hùng - người “cầm lái vĩ đại”, có nhiều danh hiệu nhất: Tiến sĩ mỹ học, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo…

“Tam nhân đồng hành”
Sen Huế trong tranh Lê Hòa

Buổi chiều cuối hạ, xe ngược dốc lên miệt đồi phía tây thành phố Huế. Nói là đi một vòng hóng gió, nhưng cũng chủ ý tìm ghé thăm một họa sĩ.

Sen Huế trong tranh Lê Hòa

TIN MỚI

Return to top