Thể thao trong nước

Đột phá trong giai đoạn mới

ClockChủ Nhật, 22/12/2024 10:30
TTH - Tháng 12/2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Và với nhiều chính sách, đãi ngộ, đầu tư… được nâng lên, tin tưởng trong giai đoạn 2025 - 2030, thể thao Huế sẽ có bước đột phá như kỳ vọng.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột pháHứa hẹn với những môn thể thao mới

 Thể thao thành tích cao Huế đang cần thêm những nhân tố mới (ảnh minh họa)

Chưa xuất hiện nhiều nhân tố mới

Thể thao thành tích cao (TTTTC) của Thừa Thiên Huế thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận ở một số đấu trường quốc gia, khu vực, châu lục và cả thế giới. Tuy vậy, khoảng 10 năm trở lại, VĐV Thừa Thiên Huế đạt thành tích cao ở các đấu trường lớn “quanh đi quẩn lại” cũng chỉ từng ấy gương mặt ở một số môn, như: Vật, bắn cung, đá cầu… mà đoán chắc, kể cả khi không nêu tên thì nhiều người đều có thể đoán được.

Nói như vậy không phải để “đánh đố”, mà nhìn rộng ra, TTTTC Huế đang đối diện thực trạng: Tỷ trọng đầu tư của Nhà nước và xã hội tuy có xu hướng tăng, song mức độ đầu tư chưa thỏa đáng với nhu cầu phát triển trong bối cảnh cạnh tranh thành tích ngày càng gay gắt; chất lượng VĐV đỉnh cao chưa đều, lực lượng kế cận chưa nhiều, VĐV tham gia tuyển quốc gia vẫn còn ít, số nội dung thi đấu, số VĐV năng khiếu, trẻ ở các môn trọng điểm như: Vật, karate, điền kinh, bơi, cờ... không được phát triển thêm; đột phá cơ bản trong hệ thống đào tạo VĐV trẻ chưa biểu hiện rõ…

Điều này dẫn đến mỗi năm, tuy số huy chương có tăng, nhưng nếu “soi” kỹ, thì những huy chương này chủ yếu ở các giải trẻ, cúp các câu lạc bộ… Còn ở các sân chơi như giải vô địch quốc gia, ĐH Thể thao toàn quốc, SEA Games, ASIAD…, thì như đã nói, vẫn là những cái tên: Mỹ Hạnh, Mỹ Trang, Thanh Nhi, Thùy Linh, Phan Thị Tuyết…, chứ chưa thật sự xuất hiện thêm nhiều nhân tố mới.

Bước đột phá trong giai đoạn mới

Để TTTTC phát triển toàn diện, đáp ứng được các yêu cầu trong giai đoạn mới, nhất là khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, những người làm thể thao cần đầu tư xây dựng hệ thống tuyển chọn, đào tạo VĐV bài bản, có kế hoạch đào tạo, tập huấn dài hạn trong và ngoài nước cho VĐV trọng điểm, xây dựng cơ chế chính sách để thu hút nhân tài, không những với VĐV đã đạt đỉnh cao mà với những VĐV năng khiếu có tiềm năng phát triển.

Sau khi giải nghệ, một số VĐV chuyển sang làm công tác huấn luyện và đại đa số đều tốt nghiệp đại học tại chức ngành TDTT. Họ tuyển chọn, huấn luyện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình là VĐV, đồng thời, do khả năng ngoại ngữ hạn chế, ít được học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bài bản nên hầu hết HLV không thường xuyên được cập kiến thức mới, hiện đại về khoa học huấn luyện. Vậy nên, nâng cao chất lượng HLV, ứng dụng khoa học công nghệ trong tuyển chọn, huấn luyện… cũng là những vấn đề cần áp dụng ngay.

Một vấn đề có lẽ lâu nay chưa được quan tâm đúng mức, trong khi nó ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích của VĐV nói riêng, thể thao Huế nói chung là vai trò của y học thể thao trong hồi phục, chăm sóc và chữa trị chấn thương cũng như hệ thống phòng tập thể lực, máy khám, chữa bệnh, khu hồi phục chức năng… trong quá trình đào tạo VĐV. Quá trình tập luyện, nhiều VĐV bị chấn thương, tùy theo mức độ mà có thể hồi phục, hoặc không. Ở trường hợp xấu nhất, chấn thương khiến VĐV bị loại khỏi đội (nếu y học thể thao vào cuộc kịp thời thì xác suất này rất thấp), không chỉ thiệt thòi cho VĐV mà còn ảnh hưởng đến niềm tin, kỳ vọng của nhiều VĐV khác cũng như gia đình của họ.

Liên quan đến điều này, bên cạnh cần có những chính sách đặc thù phù hợp cho những VĐV tiềm năng, chúng ta cần giải quyết được thực trạng VĐV thất nghiệp sau khi hết khả năng giành huy chương trong các giải đấu quốc gia, quốc tế… Đây là vấn đề không nên xem nhẹ, thậm chí nếu không có phương án hợp tình, hợp lý sẽ khiến trong thâm tâm nhiều người, thể thao là ngành “vắt chanh bỏ vỏ”, và điều này sẽ là mối đe dọa lớn cho sự phát triển bền vững của thể thao chuyên nghiệp, TTTTC Cố đô.

Tháng 12/2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển TTTTC giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Với nhiều chính sách, đãi ngộ, đầu tư… cụ thể và được nâng lên, tin tưởng trong giai đoạn 2025 - 2030, thể thao Huế nói chung, TTTTC nói riêng sẽ có bước đột phá như kỳ vọng, cũng như hoàn thành mục tiêu đạt từ 330 – 370 huy chương các loại, trong đó có từ 30 - 35 huy chương quốc tế; đóng góp từ 25 - 35 VĐV vào các đội tuyển và tuyển trẻ quốc gia; tham gia thi đấu từ 16 - 18 môn tại ĐH Thể thao toàn quốc 2026, và 2030, phấn đấu đoạt 6 - 10 HCV; Đoạt 6-8 huy chương tại SEA Games 34 (năm 2027) và SEA Games 35 (2029)…

Hàn Đăng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Tạo chuyển biến trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Chiều 31/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Tạo chuyển biến trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá

Cùng niềm phấn khích khi Huế sang trang mới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động thêm hy vọng sẽ có những đột phá về chính sách an sinh, tiền lương để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên.

Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Return to top