Thế giới

Khói mù độc hại vẫn ảnh hưởng nặng nề tới Malaysia

ClockThứ Sáu, 20/09/2019 15:35
Ngày 20/9, tình trạng khói mù do cháy rừng trên đảo Sumatra và phần đảo Borneo bên phía Indonesia vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc gia láng giềng Malaysia khi có hơn 2.600 trường học phải đóng cửa, gây ảnh hưởng tới hàng triệu học sinh.

Indonesia “làm mọi thứ” để dập tắt cháy rừngTạo mây làm mưa nhân tạoSingapore: Chất lượng không khí thấp nhất trong 3 năm qua do cháy rừngAustralia vật lộn với hơn 100 vụ cháy rừng dọc bờ biển phía ĐôngG7 tiến gần đến thoả thuận giải quyết thảm hoạ cháy rừng Amazon

Khói mù do các đám cháy rừng ở nước láng giềng Indonesia bao trùm Tòa Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 10/9/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Số liệu thống kê chính thức cho thấy bang Sarawak trên phần đảo Borneo bên phía Malaysia là nơi chịu tác động nặng nề nhất từ các đám cháy rừng nói trên. Chỉ riêng tại bang này đã có tới hơn 1.000 trường phải tạm ngừng hoạt động, trong khi đó chất lượng không khí ở mức "nguy hiểm" tại một khu vực giáp giới Indonesia.    

Trái lại, tình hình có phần khả quan hơn ở Singapore. Bầu trời "đảo quốc sư tử" đã quang đãng hơn khi khói mù bay bớt, chất lượng không khí cũng đã được cải thiện lên mức 60, mức "vừa phải" theo thang đánh giá chỉ số Tiêu chuẩn ô nhiễm (PSI) của Cục Môi trường quốc gia nước này. Điều này góp phần làm giảm đi những lo ngại về nguy cơ gây ảnh hưởng tới giải đua xe Công thức 1 (F1) vào cuối tuần này. 

Các nhà tổ chức giải đấu cho biết họ đã lên kế hoạch đề phòng tình hình khói mù chuyển biến xấu, đồng thời đang dự trữ nhiều khẩu trang phòng ô nhiễm để các khán giả tới xem có thể mua khi cần. 

Hiện vẫn chưa thể loại trừ khả năng hướng gió có thể thay đổi trước thời điểm cuối tuần và thổi khói mù quay ngược lại Singapore.

Trong khi đó, giới chức Indonesia đã ghi nhận một số thành công trong việc "gieo mây" - tạo mưa bằng cách sử dụng máy bay phun các hóa chất ra ngoài không gian - với một trận mưa rào trút xuống tỉnh Riau trên đảo Sumatra, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cháy rừng.  

Tình trạng khói mù bao phủ xảy ra hàng năm tại một số quốc gia Đông Nam Á trong mùa khô khi người dân Indonesia đốt rừng, phát quang đất để trồng cọ dầu và các loại cây trồng khác cũng như các hoạt động tại lâm trường sản xuất các nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, chất lượng không khí trong năm nay được coi là tồi tệ nhất kể từ năm 2015 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino gây ra tình trạng hạn hán kéo dài.

Cơ quan Giảm thiểu thiên tai Indonesia cho biết kể từ đầu năm, hơn 328.000 hécta rừng và đất than bùn bị đốt cháy. Khói mù không chỉ gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân mà còn làm đảo lộn nhịp sống, cũng như khiến nhiều sân bay, trường học phải tạm đóng cửa.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia, đưa mối quan hệ tin cậy và hợp tác hiệu quả giữa hai nước sang giai đoạn phát triển ở tầm mức cao, thiết thực hơn nữa, đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên mới.

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Return to top