Thế giới

Giúp đỡ các nước nghèo là tạo nên lợi ích cho các nước giàu

ClockThứ Bảy, 15/05/2021 12:32
TTH - Chuyên gia kinh tế thuộc Đại học Havard nhận định, COVID-19 cho thấy, các nước giàu cần sự có mặt và đóng góp của các nền kinh tế đang phát triển để thúc đẩy phục hồi toàn cầu và giải quyết thảm họa khí hậu đang rình rập.

Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo

Các nước cần cùng nhau vượt qua đại dịch và các thách thức toàn cầu hiện có. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Được biết, 16% dân số toàn cầu sống trong các nền kinh tế tiên tiến đã và đang trải qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay các nước này đang trong giai đoạn chờ đợi phục hồi.

Trung Quốc – quốc gia chiếm 18% dân số thế giới là nền kinh tế đầu tiên phục hồi sau dịch. Thành quả này có được chủ yếu là nhờ vào khả năng sẵn sàng chống dịch tốt hơn và năng lực quốc gia cũng tốt hơn để chống lại khủng hoảng y tế COVID-19.

Các nước giàu cần các nước nghèo hơn để giải quyết những thách thức toàn cầu

Song còn các quốc gia khác thì sao? Đơn cử như khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nêu bật trong Triển vọng Kinh tế Thế giới tháng 4 cho thấy, đã xuất hiện phân kỳ toàn cầu nguy hiểm. Đợt dịch COVID-19 kinh hoàng ở Ấn Độ có thể được xem như viễn cảnh về những gì có thể xảy ra tại phần lớn các nước đang phát triển, nơi đói nghèo đã bùng nổ.

Nhìn chung, hầu hết các nước khó có thể trở lại mức tiền đại dịch cho đến ít nhất là cuối năm 2022.

Cho đến nay, thế kỷ 21 được xem như một câu chuyện về cách bắt kịp thế giới đang phát triển. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 giáng một đòn quá mạnh đến các nước nghèo, đồng thời, các quốc gia giàu có cũng đang dần có ý thức với thực tế rằng, đối mặt và giải quyết cả đại dịch và thảm họa khí hậu phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của cả các nền kinh tế đang phát triển.

Đó là chưa kể đến sự hợp tác cần thiết để ngăn chặn các nhóm khủng bố và các phần tử Nhà nước bất hảo trong một thế giới đang sục sôi về sự bất bình đẳng mà chính đại dịch đã làm vấn nạn này bị phơi bày một cách rõ ràng.

Vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng và cấp bách khi phần lớn các quốc gia đang phát triển trên thế giới, bao gồm cả các thị trường mới nổi đã bước vào thời kỳ đại dịch với các khoản nợ nước ngoài tăng mạnh.

Một số quốc gia, bao gồm Argentina, Zambia và Lebanon đã vỡ nợ. Nhiều rủi ro khác thậm chí hoàn toàn có thể xảy ra khi sự phục hồi không đồng đều đẩy lãi suất toàn cầu lên cao.

Vậy câu hỏi đặt ra là chưa nói đến chuyện hướng đến chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, liệu các nước nghèo hơn có thể chi trả cho vaccine COVID-19 và cứu trợ? Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang chịu áp lực rất lớn để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này.

Các nước giàu có thể giúp đỡ như thế nào?

Vậy nhiệm vụ gì cần phải được thực hiện?

Đối với các “tân binh”, các nước giàu có có thể hỗ trợ loại bỏ chi phí tiêm chủng cho các nền kinh tế mới nổi. Điều này có thể được thực hiện một phần bằng cách tài trợ đầy đủ cho Cơ chế Tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19 (COVAX). Khoản chi phí tuy lên đến hàng tỷ USD, nhưng vẫn chỉ là một con số rất nhỏ so với hàng nghìn tỷ USD mà các nước giàu có đang chi ra để giảm thiểu tác động của đại dịch lên nền kinh tế quốc gia.

Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở hỗ trợ về chi trả cho tiến trình tiêm chủng vaccine, các nền kinh tế tiên tiến cũng nên cung cấp nhiều khoản trợ cấp và hỗ trợ kỹ thuật trong cung cấp và phân phối

vaccine. Kết hợp từ nhiều yếu tố, đặc biệt là với viễn cảnh một đại dịch khác có thể sẽ xuất hiện, đây được xem là cách làm hữu hiệu hơn nhiều so với ý tưởng loại bỏ bản quyền vaccine.

Đồng thời, các nền kinh tế tiên tiến vốn đã sẵn sàng chi hàng nghìn tỷ USD để phát triển năng lượng xanh trong nước nên tìm cách hỗ trợ chuyển đổi tương tự ở các thị trường mới nổi.

Sự hỗ trợ này có thể đến từ thuế carbon, do Ngân hàng Carbon Thế giới làm trung gian - một tổ chức toàn cầu mới tập trung vào việc giúp các nước đang phát triển khử Carbon.

Một điều quan trọng là các nước phát triển vẫn mở cửa chào đón thương mại toàn cầu, yếu tố chính giảm bất bình đẳng giữa các quốc gia.

Cần phải nhận định rõ rằng, chính quyền các nước nên giải quyết vấn nạn bất bình đẳng trong nước bằng cách mở rộng chuyển giao và mạng lưới an ninh xã hội.

Giải quyết bất bình đẳng trong nước có thể là mệnh lệnh chính trị của thời điểm này. Nhưng giải quyết sự chênh lệnh lớn hơn giữa các quốc gia chính là chìa khóa thực sự để duy trì ổn định địa chính trị trong thế kỷ XXI.

HẠNH NHI (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải

Ngày 5/11, Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phối hợp cùng Đoàn thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Huyện Đoàn Phong Điền tổ chức khởi công nhà nhân ái cho gia đình ông Lê Văn Nuôi (xã Điền Hải, Phong Điền).

Khởi công nhà nhân ái tại xã Điền Hải
Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo

Phát huy vai trò của mình, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện A Lưới đã có nhiều cách làm hay, thiết thực.

Huy động các nguồn lực để giúp đỡ người nghèo
Khám, cấp thuốc và tặng con giống cho người dân Trung Sơn

Ngày 28/9, Bệnh viện Quân y 268 (Cục Hậu cần Quân khu IV) phối hợp với Đoàn Kinh tế Quốc phòng Quân khu IV tổ chức khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà cho gia đình chính sách đồng bào dân tộc thiểu số xã Trung Sơn, huyện A Lưới.

Khám, cấp thuốc và tặng con giống cho người dân Trung Sơn
Về với thôn bản

“Ngày về thôn bản” là chương trình ý nghĩa do Đồn biên phòng (ĐBP) cửa khẩu A Đớt (A Lưới) duy trì hơn 10 năm qua. Nhờ đó, hàng trăm hộ dân khó khăn ở 3 xã: Lâm Đớt, Đông Sơn, Hương Phong được giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần; tô thắm thêm tình quân dân ở vùng biên giới.

Về với thôn bản
Return to top