Thế giới

Giữa đại dịch, thế giới đối mặt nguy cơ thiếu người hiến máu nghiêm trọng

ClockThứ Bảy, 21/08/2021 20:11
TTH.VN - Từ Seoul đến Paris, từ Moscow cho đến Bangkok, nhiều người dân lo lắng vì dịch bệnh đang xếp hàng dài chờ tiêm chủng khi số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới vẫn đang tiếp tục gia tăng. Việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể giúp giảm bớt áp lực cho các bệnh viện đang hoạt động hết công suất trên toàn cầu, nhưng đi kèm với nó là một hệ luỵ không nhỏ - tình trạng thiếu người hiến máu trầm trọng.

Hương Thủy: Hiến máu tình nguyện vượt chỉ tiêu200 cán bộ, chiến sĩ trẻ tham gia hiến máu tình nguyệnHàng trăm sinh viên tình nguyện bổ sung nguồn máu trong mùa dịch

Hoạt động hiến máu đã giảm mạnh trên toàn thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Ảnh: Getty Image

Một số quốc gia không cho phép những người vừa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 hiến máu, cũng như không tiếp nhận nguồn máu từ những người đang phục hồi sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trong bối cảnh nhiều người phải ở nhà theo các lệnh giới nghiêm khi số ca nhiễm mới của COVID-19 không ngừng tăng lên, các bác sĩ cho biết các nguồn máu nhận được đã giảm xuống mức thấp đáng báo động, đe dọa các hoạt động khẩn cấp.

PTại Hàn Quốc, quốc gia hiện đang phải vật lộn với số ca mắc mới cao kỷ lục, người hiến máu không thể cho máu trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, khiến nguồn máu hiến tặng giảm khoảng một nửa so với thời điểm này năm ngoái, theo cho Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc. Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) đã phát động một chương trình kêu gọi hiến máu, bắt đầu từ chính các bác sĩ, với cảnh báo rằng những bệnh nhân cần được phẫu thuật hoặc truyền máu khẩn cấp có thể phải đối mặt với các tình huống nguy kịch do thiếu nguồn máu, phát ngôn viên của KMA Park Soo-hyun nói với Reuters.

Theo một đánh giá của Reuters về tình hình ở các quốc gia khác nhau, các làn sóng lây nhiễm COVID-19 tái bùng phát trở lại do biến thể Delta rất dễ lây lan và việc gia hạn các lệnh phong toả đã bắt đầu gây ra những thiệt hại lớn cho các hoạt động hiến máu.

Tại Thái Lan, tính đến hôm qua (20/8), số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận đã lên tới 1 triệu người, và số ca tử vong cũng tăng kỷ lục trong những tuần gần đây. Piya Kiatisewi, một bác sĩ phẫu thuật ghép xương tại Bệnh viện Lerdsin ở Bangkok, cho biết: “Do tình hình đại dịch COVID-19, không có nhiều người hiến máu nên không đủ lượng máu cần có, và một số ca phẫu thuật phải hoãn lại”.

“Nỗi lo tháng 9”

Giống như Hàn Quốc, Nga cũng cấm hiến máu khi đã tiêm chủng đầy đủ, nhưng trong thời gian cả tháng chứ không chỉ 7 ngày. Nước này cũng không tiếp nhận máu của những người đang trong chu kỳ tiêm chủng COVID-19.

Nhật báo kinh doanh Kommersant tuần trước đưa tin rằng hoạt động hiến máu ở Nga đã sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ chiến dịch tiêm chủng, với các nhân viên dịch vụ máu ở sáu khu vực khác nhau cho biết thực trạng hiện tại rất khó khăn.

Trong khi đó ở Tây Âu, nỗi lo về tình trạng thiếu người hiến máu do nhiều người dân đang tiêm vaccine ngừa COVID-19 đã trở nên trầm trọng hơn vào kỳ nghỉ hè. Cơ quan cung cấp máu của Pháp, Etablissement Francais du Sang (EFA), cho biết nguồn máu dự trữ đang quá khan hiếm khi hiện chỉ có 85.000 túi hồng cầu dự trữ, dưới mức thoải mái là 100.000 hoặc hơn.

Người phát ngôn của EFA nói với Reuters rằng “sẽ không có người bệnh nào bị bỏ lỡ việc truyền máu nhưng chúng tôi lo lắng cho tháng 9”, thời điểm mà khối lượng các ca phẫu thuật thường sẽ tăng lên.

Tại Italy, Trung tâm Máu Quốc gia cho biết tình trạng thiếu máu đáng lo ngại đang diễn ra ở một số khu vực, bao gồm cả Lazio, trung tâm là thủ đô Rome, khiến một số bệnh viện phải hoãn các hoạt động theo kế hoạch để dự trữ nguồn máu cho các trường hợp khẩn cấp. Nguyên nhận của sự thiếu hụt chủ yếu được cho là do nhiều người đang đi nghỉ hè và thiếu nhân viên ở một số trung tâm hiến máu.

Không đáp ứng đủ nhu cầu

Trên khắp châu Âu, mức độ hiến tặng máu cũng đang bị cản trở bởi sự không chắc chắn về việc liệu mọi người có thể cho máu nếu họ chưa được tiêm chủng hay không, giới chức ở nhiều quốc gia cho biết. Ví dụ, Bộ Y tế Tây Ban Nha đã đưa ra lời kêu gọi hiến máu trong tuần này, nói rằng việc hiến máu trong thời kỳ đại dịch là an toàn.

Trong khi đó, ông Konstantinos Stamoulis, Giám đốc khoa học của Trung tâm Máu quốc gia Hellenic ở Athens, Hy Lạp cho biết “người dân sợ đến bệnh viện hiến máu vì virus corona… Có ngày lượng máu được hiến giảm tới 50% so với năm 2019”.

Tại châu Á, nhiều quốc gia hiện đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay do sự lan tràn của biến thể Delta. Tại Việt Nam, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết chỉ đáp ứng được 50-70% nhu cầu về máu.

Bà Lê Hoàng Oanh, trưởng trung tâm truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, tâm chấn của đợt bùng phát COVID-19 của Việt Nam hiện nay cho biết: “Chúng tôi chưa thể triển khai các trung tâm hiến máu di động… Thay vào đó, chúng tôi phải kêu gọi những người hiến máu đến các trung tâm thường trú, đó là một thách thức do những hạn chế về di chuyển trong thành phố”.

Thực ra, tình trạng thiếu máu không chỉ xuất hiện khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Vấn đề là các nước cần có phương án linh động và phù hợp để giảm thiểu những thiệt hại do thiếu nguồn cung máu và tránh gây thêm khó khăn cho ngành y tế vốn đã rất căng thẳng trong cuộc chiến chống COVID-19.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn
Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Return to top