Thế giới

ECB: Lạm phát tại Eurozone dù cao nhưng vẫn chưa đạt đỉnh

ClockThứ Ba, 29/11/2022 15:24
Theo Chủ tịch ECB, có quá nhiều yếu tố không chắc chắn - đặc biệt là việc chuyển chi phí năng lượng từ cấp bán buôn sang cấp bán lẻ - khiến lạm phát chưa thực sự đạt được đến đỉnh điểm.

OECD: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoáiChủ tịch Ngân hàng Thế giới: Nguy cơ suy thoái ở châu Âu đang gia tăngEU dự kiến cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tếChâu Âu lạm phát chưa từng thấy

Người dân mua sắm tại một chợ ở Cascais (Bồ Đào Nha) ngày 13/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 28/11 cho biết lạm phát tại Khu vực sử dụng euro (Eurozone) đang ở mức cao kỷ lục và vẫn chưa đạt đỉnh, báo hiệu các đợt tăng lãi suất sắp tới.

Phát biểu trước các nhà lập pháp châu Âu tại Brussels, bà Lagarde chia sẻ mong muốn thấy lạm phát đã đạt đỉnh vào tháng 10, nhưng cẩn trọng rằng điều đó nằm ngoài tầm với.

Theo Chủ tịch ECB, có quá nhiều yếu tố không chắc chắn - đặc biệt là việc chuyển chi phí năng lượng từ cấp bán buôn sang cấp bán lẻ - khiến lạm phát chưa thực sự đạt được đến đỉnh điểm.

ECB đã chuyển sang kiểm soát lạm phát bằng một loạt đợt tăng lãi suất. Ngân hàng trung ương này đã điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng thêm tới 2 điểm phần trăm kể từ tháng Bảy tới nay.

Bà Lagarde cho biết ECB đã điều chỉnh lãi suất với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay và cần phải tăng nhiều hơn nữa để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% do ngân hàng trung ương đề ra.

Theo số liệu báo cáo mới nhất, giá tiêu dùng tại 19 quốc gia Eurozone đã tăng 10,6% trong tháng 10. Mức tăng trên chủ yếu do chi phí năng lượng và thực phẩm tăng vọt sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng phát.

Hội đồng quản trị của ECB chuẩn bị công bố mức tăng chi phí vay tiếp theo tại cuộc họp ngày 15/12, khi các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ nắm trong tay những dự báo mới về lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn và quyết liệt hơn, các nhà hoạch định chính sách cho hay việc giảm tốc độ tăng lãi suất có thể "sớm xảy ra".

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích, lạm phát trung bình toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn tỷ lệ lạm phát năm 2024, mặc dù tốc độ sụt giảm sẽ chậm hơn so với năm 2024 và năm 2023. Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho rằng, giá thực phẩm và năng lượng thấp hơn sẽ kìm hãm giá cả trong năm 2025, mặc dù nhiều hạn chế thương mại toàn cầu có thể sẽ thúc đẩy lạm phát.

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025
Giá hàng hóa tăng vọt sau khi Fed cắt giảm lãi suất

Sau khi Fed quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, thị trường hàng hóa toàn cầu đã chứng kiến sự tăng giá đáng kể. Động thái này không chỉ giảm áp lực lạm phát mà còn kích thích nhu cầu về nguyên liệu thô, đẩy giá cả từ kim loại quý, năng lượng đến nông sản lên cao.

Giá hàng hóa tăng vọt sau khi Fed cắt giảm lãi suất
Return to top