Thế giới

CDC Mỹ: Miễn dịch do vắc xin cao 5,5 lần so với miễn dịch sau khỏi bệnh

ClockChủ Nhật, 31/10/2021 15:00
Một nghiên cứu mới cho biết miễn dịch do vắc xin COVID-19 tạo ra có khả năng bảo vệ cao hơn 5,49 lần so với miễn dịch do bị nhiễm bệnh rồi khỏi.

WHO khuyến cáo tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường cho người bị suy giảm hệ miễn dịchVirus SARS-CoV-2 và những điều cần biết về vaccineCó thể cần tiêm thêm mũi vaccine COVID-19 nhắc lại

Thủ tướng Israel Naftali Bennett đứng bên mẹ, bà Mirna Bennett, khi bà được tiêm liều vắc xin thứ ba ở điểm tiêm tại thành phố Haifa, Israel ngày 3-8 - Ảnh: REUTERS

Nghiên cứu nói trên được công bố trên tạp chí Báo cáo hằng tuần về bệnh tật và tử vong của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ xuất bản ngày 29-10.

Các nhà khoa học phân tích dữ liệu từ 187 bệnh viện thuộc 9 tiểu bang của Mỹ. Vắc xin được nghiên cứu là vắc xin công nghệ mRNA do Moderna và Pfizer-BioNTech sản xuất.

Kết quả mới công bố này trái ngược với một nghiên cứu do Israel công bố vào tháng 8-2021 với kết quả cho thấy những người đã nhiễm COVID-19 có nguy cơ bị nhiễm biến thể Delta thấp hơn đáng kể so với những người đã được tiêm vắc xin.

Cần nghiên cứu thêm về miễn dịch tự nhiên để có thể giải thích các số liệu từ quan sát này. Tuy nhiên, nghiên cứu bổ sung thêm thông tin và chứng cứ về việc vắc xin giúp ngăn bệnh nặng do COVID-19.

Giám đốc CDC - bác sĩ Rochelle Walensky cho biết: "Giờ đây chúng ta có thêm bằng chứng khẳng định lại tầm quan trọng của vắc xin COVID-19, ngay cả khi bạn đã bị nhiễm bệnh trước đó".

Bà Walensky khẳng định cách tốt nhất để ngăn chặn COVID-19, kể cả sự xuất hiện của các biến thể mới, là tiêm vắc xin COVID-19 rộng rãi và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách và ở nhà khi bị bệnh".

Trước đó, nghiên cứu của Israel được một số người dẫn ra để ca ngợi "miễn dịch tự nhiên". Dù mức độ bảo vệ như thế nào, các chuyên gia y tế đều phản đối ý tưởng liều lĩnh về việc cố ý nhiễm bệnh để có miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả khác nhau giữa nghiên cứu mới và nghiên cứu của Israel có thể do khác biệt trong phương pháp thử nghiệm và thời gian tiêm vắc xin. 

Nghiên cứu của Israel xét tất cả các kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính, trong khi nghiên cứu của CDC chỉ xét kết quả xét nghiệm dương tính từ người nhập viện tại 9 tiểu bang tham gia nghiên cứu.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
Return to top