Thế giới

ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại

ClockChủ Nhật, 01/12/2019 18:23
TTH - Theo nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nền kinh tế ở Đông Nam Á hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để đa dạng hóa cơ sở kinh tế trong bối cảnh đang dần cảm nhận sức ép từ căng thẳng thương mại.

Châu Á có thể hưởng lợi khi tận dụng công nghệ vào giáo dục và đào tạo nghềADB: Châu Á duy trì đà tăng trưởng ổn định bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu

Các nước Đông Nam Á cần đa dạng hoá nền kinh tế để hạn chế rủi ro. Ảnh minh hoạ: Baomoi

Ông Thiam Hee Ng - chuyên gia kinh tế chính trong bộ phận chiến lược và chính sách của ADB cho biết, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đã nới lỏng các chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế, khi tăng trưởng đã chậm lại trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, ông cho rằng chính sách tiền tệ không thể giải quyết hết tất cả những vấn đề cần thiết.

Theo ông Thiam Hee Ng, các nền kinh tế Đông Nam Á đang bắt đầu cảm nhận được sức ép của căng thẳng thương mại, nỗi sợ suy thoái kinh tế và các xu hướng toàn cầu khác.

Các nền kinh tế Đông Nam Á, vốn thường là những nền kinh tế mở, đã bắt đầu nhận thấy tác động của sự chậm lại này với mức tăng trưởng thấp hơn dự kiến ​​trong nửa đầu năm 2019. Do đó, cắt giảm lãi suất có thể là một động thái ưu tiên hàng đầu hữu ích để cung cấp thêm biện pháp kích thích nhằm ngăn chặn suy thoái sâu hơn nữa trong hoạt động kinh tế.

Mặc dù việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng một mình nó không đủ khả năng để bù đắp các tác động từ sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu đối với tăng trưởng của khu vực. Lãi suất tương đối thấp và chi phí tài chính có thể không phải là yếu tố chính ngăn cản sự đầu tư của các doanh nghiệp, ông Ng nói.

Ông nhấn mạnh rằng chỉ một mình chính sách tiền tệ thì không thể giải quyết được tất cả các vấn đề mà chính sách tài khóa cũng cần phải thực hiện vai trò cua nó.

Một lĩnh vực đầy hứa hẹn khác mà các nước Đông Nam Á cần chú trọng trong chi tiêu công là đào tạo kỹ năng, vì điều này có thể giúp chuẩn bị hành trang cho lực lượng lao động trước những thách thức do Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra và giúp người lao động có được việc làm trong các lĩnh vực mới.

“Đây sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia nhằm đẩy nhanh nỗ lực hướng tới đa dạng hóa cơ sở kinh tế của các nước. Khi xung đột thương mại lan rộng, việc chỉ tập trung vào một vài sản phẩm sẽ chứa đựng nhiều rủi ro”, nhà kinh tế Thiam Hee Ng nhấn mạnh.

Thực tế, các nền kinh tế ở Đông Nam Á có thể hưởng lợi từ việc dịch chuyển năng lực sản xuất trong khu vực vì điều này có thể giúp các nước mở rộng cơ sở sản xuất và đẩy mạnh chuỗi giá trị bằng cách thực hiện các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực cũng có  sự gia tăng trong năm 2019 khi nhiều công ty đã và đang di dời cơ sở sản xuất để đối phó với mức thuế cao hơn ở thị trường Trung Quốc.

Mặc dù vậy, chuyên gia Thiam Hee Ng cho rằng các cải cách tiếp theo vẫn nên được thực hiện để các nước có thể tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư ngay cả sau khi căng thẳng thương mại suy giảm, nhằm phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Philstar)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Return to top