ClockThứ Sáu, 27/05/2022 15:19

Chợ Tứ Hạ sẽ được thay “áo” mới

TTH - Gần 50 năm hình thành và phát triển, hiện cơ sở hạ tầng chợ Tứ Hạ xuống cấp nên việc đầu tư, chỉnh trang là vấn đề cấp bách được thị xã Hương Trà chú trọng.

Đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các hạng mục nâng cấp chợ Đông BaĐẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công và gói hỗ trợ phục hồi kinh tếCung đường động lực

Chợ Tứ Hạ sẽ sớm được thay “áo” mới

Tiểu thương đồng thuận

Hình thành trước ngày giải phóng với hình thức là chợ tạm, đến năm 2003, chợ Tứ Hạ được đầu tư xây dựng bán kiên cố, hoạt động khá ổn định, đáp ứng nhu cầu mua bán của bà con tiểu thương và Nhân dân trên địa bàn.

Sau sự cố cháy chợ năm 2015 (thiêu rụi hoàn toàn khu đình chợ, khu nhà tạm và các hạng mục xung quanh), UBND thị xã Hương Trà đã đầu tư kinh phí xây dựng 2 dãy nhà lắp ghép bằng sắt, hệ thống chữa cháy và chỉnh trang lại các khu ki ốt, khu chợ thịt, cá, rau củ quả, gia vị… đưa chợ vào hoạt động ổn định đến nay.

Hiện, chợ Tứ Hạ có vị thế đẹp, giao thông khá thuận tiện, ở ngay Quốc lộ 1A với hơn 180 lô cố định và hàng trăm hộ kinh doanh không thường xuyên các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống và tiêu dùng hàng ngày của người dân trên địa bàn và các vùng lân cận.

Chánh Văn phòng UBND thị xã Hương Trà - Trần Ngọc Huyến cho hay: Trong tháng 2/2022, thị xã đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến tiểu thương về phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ Tứ Hạ, kết quả, 100% tiểu thương đồng ý với phương án chuyển đổi.

Chị Hoa, tiểu thương ở chợ Tứ Hạ vui mừng: Chúng tôi rất vui khi nghe có phương án nâng cấp xây dựng chợ. Các tiểu thương đồng tình và mong địa phương, nhà đầu tư sớm triển khai để chợ Tứ Hạ được thay “áo” mới, khang trang, xứng tầm với bộ mặt đô thị thị xã. 

Ông Trần Ngọc Huyến thông tin: Trước mắt, kinh phí giải phóng mặt bằng 13 hộ dân trong khu vực chợ, thị xã ứng vốn làm trước (vốn vay từ quỹ phát triển đất tỉnh) trên cơ sở tính toán lại tổng thể mặt bằng rồi tiến hành tổ chức đấu giá. Doanh nghiệp đấu trúng sẽ trả lại tiền cho Nhà nước sau. “Hiện nhà đầu tư đã báo cáo phương án và khẳng định sẽ đầu tư dự án chợ Tứ Hạ”, ông Huyến nói.

Sở, ngành hỗ trợ

Thời gian qua, thị xã Hương Trà đã tích cực kêu gọi xã hội hóa việc cải tạo, xây dựng các chợ trên địa bàn, trong đó, việc thu hút đầu tư xây dựng chợ Tứ Hạ để tạo bộ mặt cửa ngõ phía bắc là việc làm cấp thiết, được địa phương ưu tiên hàng đầu.

Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã - Võ Văn Ninh bày tỏ: “Chúng tôi có thuận lợi là người dân rất đồng tình và hiện các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài chính đang hỗ trợ địa phương thực hiện các thủ tục liên quan”. Về phía thị xã, tích cực chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất, Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị, UBND phường Tứ Hạ cùng phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tìm quỹ đất di dời các hộ dân đến nơi ở ổn định… “Dự án sẽ triển khai giai đoạn 2022-2025, trong năm nay sẽ khởi động việc giải phóng mặt bằng, bàn giao “đất sạch” cho nhà đầu tư”, ông Ninh nói.

Trước đó (6/4), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương chủ trì cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ Tứ Hạ và nghe báo cáo những vấn đề vướng mắc trong quá trình thẩm định phương án. 

Tại cuộc họp, ông Phan Quý Phương hoan nghênh thị xã đã chủ động kêu gọi đầu tư, thực hiện đề xuất và xây dựng phương án tương đối bài bản, phù hợp với quy định tại Nghị định 02 và Nghị định 114 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. “Việc xây dựng phương án chuyển đổi chợ được đông đảo tiểu thương đồng tình, ủng hộ là hết sức thuận lợi để triển khai thực hiện”, ông Phương nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, việc thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ Tứ Hạ thành công có thể được xem là điển hình cho các chợ khác trên địa bàn tỉnh triển khai trong thời gian tới. Vì vậy, “đề nghị các sở, ngành phối hợp hỗ trợ UBND thị xã Hương Trà triển khai hoàn thiện phương án và các thủ tục liên quan đảm bảo đúng quy định của pháp luật”.

Về phía thị xã, địa phương cần hoàn chỉnh lại phương án theo hướng kết hợp với việc chỉnh trang đô thị xung quanh khu vực chợ, bổ sung các hạng mục hạ tầng công cộng như cây xanh, bãi đỗ xe… bằng các hình thức đầu tư phù hợp.

Dự án chợ Tứ hạ có diện tích hơn 10.000m2 (hiện trạng chợ hơn 4.000m2), tổng vốn đầu tư gần 66 tỷ đồng (trong đó, gần 16 tỷ đồng dành bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 13 hộ dân). Chợ được xây dựng theo tiêu chuẩn chợ hạng 2, phong cách hiện đại, có hệ thống hạ tầng đồng bộ, với 300 hộ kinh doanh cố định. Chợ sẽ có 1 khối chính 2 tầng, 1 phụ trệt và các khu phụ trợ như bãi đỗ, khu tập kết rác thải… Bao quanh các trục đường chính là hệ thống kiốt nhà thương mại.

Bài, ảnh:  Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top