ClockThứ Tư, 11/07/2018 14:32

Việt Nam tăng 2 bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc, lên vị trí 45/126 quốc gia và nền kinh tế về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tối 10/7 công bố Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2018.

Theo đó, Việt Nam tiếp tục cải thiện 2 bậc so với năm 2017 và 14 bậc so với năm 2016 lên vị trí 45/126, với điểm số cao hơn mức trung bình ở cả 7 trụ cột.

Chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc, điểm số cao ở cả 7 trụ cột

Năm 2018, việc tính toán chỉ số GII có thay đổi về phương pháp, cụ thể là thay đổi về số lượng chỉ số, nội hàm chỉ số và phương pháp tính toán chỉ số. GII 2018 với 21 nhóm chỉ số và 80 tiểu chỉ số  vẫn được chia thành 7 trụ cột chính với 5 trụ cột đầu vào là: Thể chế vĩ mô, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Thị trường và Môi trường kinh doanh và 2 trụ cột đầu ra là: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo.

Kết quả chỉ số GII năm 2018 là minh chứng quan trọng cho kết quả chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia.

Cụ thể, Thể chế vĩ mô tiếp tục được cải thiện đáng kể, điển hình như chỉ số về Nâng cao hiệu quả Thực thi pháp luật tăng mạnh từ hạng 74 lên hạng 57; Chỉ số về Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện tăng 10 bậc.

Nhóm chỉ số về Trình độ thị trường tiếp tục có sự cải thiện với chỉ số về Tín dụng tiếp tục tăng từ hạng 17 lên hạng 15. Những chỉ số này thể hiện sự chỉ đạo và những giải pháp của Chính phủ trong việc đảm bảo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng các giải pháp tập trung vào giảm lãi suất cho vay bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng định hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Nhóm chỉ số về Trình độ kinh doanh tăng 7 bậc, là nhóm có sự cải thiện thứ hai sau Thể chế. Trong đó, đáng kể nhất là chỉ số Chi cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tăng 23 bậc lên thứ 13, chỉ số Chi cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp tăng 4 bậc lên thứ 48, và chỉ số Hợp tác Đại học và Doanh nghiệp tăng 17 bậc lên thứ 59.

Đây đều là những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển dựa trên hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đặc biệt, với chỉ số mới về sáng tạo trực tuyến là chỉ số Tạo ứng dụng di động, một chỉ số về phát triển kinh tế số, Việt Nam được xếp hạng 16, thay cho vị trí thứ 52 về tải video lên youtube của năm 2017.

Đánh giá về sự thăng hạng của Việt Nam về Chỉ số đổi mới sáng tạo, ông Sacha Wunsch- Wincent, chuyên gia cao cấp của WIPO cho biết, trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam nổi lên là một quốc gia đặc biệt vì 2 lí do.

Trước hết Việt Nam là quốc gia liên tục thăng hạng trong bảng xếp hạng ĐMST toàn cầu, thứ 2 Việt Nam liên tục được đánh giá là hoạt động nổi nổi bật trong sự đổi mới phục vụ sự phát triển kinh tế. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có sự chỉ đạo từ cấp Thủ tướng với một Nghị quyết thành lập một nhóm chuyên viên đặc biệt, một Bộ, Ban, ngành khác nhau để cùng thúc đẩy chính sách ĐMST.

Để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số ĐMST một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh, thị trường vốn và đầu tư, ứng dụng tri thức và công nghệ.

Ngoài việc tiếp tục duy trì và nâng cao những kết quả đã được trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất một số giải pháp tập trung cải thiện những chỉ số mà Việt Nam đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm trong những năm gần đây

Chỉ số ĐMST toàn cầu (Global Innovation Index, gọi tắt là GII) là một bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực ĐMST của các quốc gia, được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Viện INSEAD, Pháp và Đại học Cornell, Hoa Kỳ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích, lạm phát trung bình toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn tỷ lệ lạm phát năm 2024, mặc dù tốc độ sụt giảm sẽ chậm hơn so với năm 2024 và năm 2023. Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho rằng, giá thực phẩm và năng lượng thấp hơn sẽ kìm hãm giá cả trong năm 2025, mặc dù nhiều hạn chế thương mại toàn cầu có thể sẽ thúc đẩy lạm phát.

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

TIN MỚI

Return to top