ClockThứ Năm, 21/04/2022 19:16

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

TTH.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhận định, so với tiềm năng và dư địa nông nghiệp địa phương, ngành nông nghiệp của tỉnh còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sảnTăng khả năng tiếp cận chính sách của Hợp tác xãTái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế địa phươngChủ động thích ứng với thời tiết cực đoanLúa, hoa màu bị ngập; một số địa phương rà soát phương án sơ tán dânKêu gọi giải pháp nông sản thực phẩm bền vững

Chuyên gia đóng góp ý kiến tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc với tổ công tác là các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiều 21/4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương mong muốn nhận được sự hỗ trợ, định hướng từ các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, tổ chức; chia sẻ những kinh nghiệm, mô hình hay để ngành nông nghiệp của tỉnh được phát triển hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Đối với ngành nông nghiệp tỉnh, lãnh đạo Sở NN&PTNT thông tin, thời gian qua, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn có những bước phát triển khá toàn diện; nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đã tập trung cơ cấu lại theo hướng ưu tiên phát triển 3 nhóm sản phẩm (chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh, OCOP) và trên từng lĩnh vực của ngành, bước đầu đạt được kết quả nhất định; an ninh lương thực luôn được đảm bảo; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư khá đồng bộ và ngày càng hoàn thiện; đời sống dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao.

Mặc dù vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn đang thiếu sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng thấp, chưa tạo ra được thương hiệu mạnh; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được coi trọng. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề khu vực nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.

Mô hình chăn nuôi gà tại huyện Quảng Điền

Chia sẻ với lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ngành, các chuyên gia giới thiệu về một số đề án dựa trên những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phù hợp với điều kiện địa hình, tự nhiên của tỉnh kết hợp với du lịch và văn hóa truyền thống. Đồng thời, đánh giá cao quan điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh, tập trung hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thương hiệu nông sản; thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bao trùm, bền vững, thích ứng với biến đổi khi hậu; tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Đây cũng là định hướng chung của Quốc gia đối với phát triển nông nghiệp.

Để cơ cấu lại ngành nông nghiệp, các chuyên gia cho rằng, cần tổ chức lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thâm canh, cũng cố liên kết theo ngành hàng, cũng cố các HTX và tổ hợp tác. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tuần hoàn và hữu cơ, mở rộng quy mô các cơ sở đạt tiêu chuẩn VietGap, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản địa phương trong chương trình OCOP; kết nối nông nghiệp và phát triển nông thôn với du lịch, nhất là ở các vùng miền núi, ven biển và đầm phá. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp - nông thôn thông qua việc giới thiệu các công nghệ số phù hợp.

Tin, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Xuống đồng

Dù nông nghiệp được cơ giới hóa hỗ trợ như thế nào, thì những ngày xuống đồng làm đất chuẩn bị gieo cấy cho vụ mùa đông xuân của bà con nông dân cũng là “sự kiện” gây thương nhớ nôn nao cho bao người. Với Huế, đó là những ngày người nông dân nhọc nhằn xuống đồng sau thời gian đất nghỉ chờ qua mùa mưa lũ và phần nhiều là trong tiết trời của ngày đông giá lạnh. Dù thế, với bà con, mỗi ngày bám ruộng, bám đồng là một ngày nguyện ước mùa màng bội thu. Những cánh đồng cứ thế mơn mởn lộc non và ngời ngời sức sống trước khi tết Nguyên đán đem năm mới về.

Xuống đồng
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top