ClockThứ Sáu, 13/12/2019 14:45

Lực đẩy từ khuyến nông

TTH - Xây dựng các mô hình nông nghiệp mới đạt hiệu quả kinh tế cao, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất...., công tác khuyến nông góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả, thân thiện.

Đổi mới hoạt động dịch vụ nông nghiệpNhân rộng những mô hình nông nghiệp hiệu quảMô hình lúa “ba giảm ba tăng” lãi 16 triệu đồng/ha

Mô hình máy cuốn rơm tại Phong Điền

Mô hình mới

Mỗi năm toàn tỉnh gieo cấy 54,5 ngàn ha lúa, nhưng chưa có giải pháp tận dụng rơm rạ hiệu quả. Số lượng rơm rạ, phế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thải ra môi trường hoặc không sử dụng hợp lý ảnh hướng rất lớn đến môi trường.

Chỉ tính riêng cây lúa, mỗi năm toàn tỉnh thải ra môi trường 220 ngàn tấn rơm, chưa bao gồm gốc rạ. Phần lớn rơm rạ sau thu hoạch được đốt ngay trên đồng, gây hại rất lớn cho môi trường sức khỏe con người và lãng phí tài nguyên.

Sau khi tìm hiểu mô hình tận dụng rơm rạ của một số địa phương phía nam, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tiến hành hỗ trợ mô hình máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân tận dụng được nguồn rơm rạ một cách hiệu quả.

Anh Hoàng Công Tấn, thôn Cao Xá, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền là hộ đầu tiên được hỗ trợ từ chương trình cho biết: Sử dụng máy cuốn, rơm sau thu hoạch, phơi khô sẽ cuộn thành từng cuộn có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi lâu dài, độn chuồng, che phủ cây trồng... Thay vì lãng phí rơm rạ, gia đình có thêm thu nhập từ 200-300 ngàn đồng/sào từ việc thu gom rơm rạ. Việc tái sử dụng rơm rạ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

Đây cũng là giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế việc đốt rơm rạ ngoài đồng, giảm ngộ độc hữu cơ trong sản xuất lúa; cung cấp nguồn nguyên liệu phát triển nghề trồng rau, nấm rơm, chăn nuôi bò…, góp  phần hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Một mô hình cũng khá mới mẻ trong năm 2019 là nuôi cá tầm tại 2 hộ dân ở A Lưới, được Trung tâm Khuyến nông triển khai thí điểm với quy mô 200m2/2 hộ. Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 100% chi phí con giống, 70% thức ăn và được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng trừ các bệnh thủy sản.

Theo ông Hồ Văn Hiệu (xã Hồng Kim, huyện A Lưới), sau 8 tháng triển khai, tỷ lệ cá sống đạt trên 50%, cá hao hụt chủ yếu ở giai đoạn đầu mới thả nuôi, còn khi cá đã thích nghi với điều kiện nuôi tỷ lệ hao hụt rất thấp. Hiện trọng lượng trung bình của cá đạt 1,2 đến 1,5kg, tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều so với một số địa phương; dự kiến sản lượng thu được 1.200 kg, năng suất mô hình là 6kg/m2.

Hiện, giá thu mua của loại cá này dao động từ 200 - 300 ngàn đồng/kg, một số cơ sở, nhà hàng đã tham quan và đặt mua khi cá đủ trọng lượng nên việc đầu tư loại cá này sẽ mang lại thu nhập cao.

Việc đưa cá tầm vào nuôi tại A Lưới nhằm đánh giá sự thích nghi của loài cá này với điều kiện tự nhiên tại huyện vùng cao Thừa Thiên Huế, từ đó hoàn thiện quy trình nuôi và đề xuất hướng phát triển trong thời gian đến; góp phần đa dạng hóa đối tượng và nâng cao hiệu quả của hình thức nuôi cá nước và đề xuất hướng phát triển.

Thả con giống từ nguồn hỗ trợ khuyến nông (Quảng Điền)

Tìm mô hình, hướng đi mới

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, ông Châu Ngọc Phi khẳng định, những năm qua, Trung tâm đã hỗ trợ rất nhiều loại mô hình khác nhau. Những mô hình được đưa vào thí điểm, khảo nghiệm đều là những giống cây trồng, mô hình mới nhằm đánh giá hiệu quả và khả năng thích nghi, tìm ra những hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cùng với đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cũng được lồng ghép trong quá trình thực hiện nhằm bảo vệ hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, môi trường, tận dụng tối đa lợi thế nông nghiệp để phát triển bền vững.

Theo đó, nhiều giống lúa mới đưa vào khảo nghiệm cho năng suất và chất lượng rất cao, chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật như mô hình ba giảm ba tăng, một giảm năm tăng, xử lý rơm rạ sau thu hoạch, sử dựng chế phẩm phân bón hữu cơ vi sinh giúp phân hủy nhanh gốc rơm rạ. Nhiều mô hình nông nghiệp bền vững như thu gom rơm bằng máy cuốn rơm, nuôi tôm sú bán thâm canh, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm cũng được nhân rộng.

Quá trình triển khai xây dựng mô hình, cán bộ khuyến nông đến tận cơ sở khảo sát điều kiện thực tế, lựa chọn các hộ tham gia, chuyển giao kỹ thuật, chọn giống, hướng dẫn các hộ ghi chép quá trình triển khai, kiểm tra tiến độ thực hiện, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và tổ chức cho nông, ngư dân tham quan, học tập để nhân rộng.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, trong tái cơ cấu nông nghiệp, 2 giải pháp có tính chìa khóa là khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất. Vì thế, khuyến nông phải thực sự đi đầu, định hướng các mô hình, tạo động lực trong phát triển nông nghiệp. Để thực hiện hiệu quả vai trò định hướng. Quá trình thực hiện và chuyển giao cần lựa chọn những tiến bộ công nghệ có tính đột phá và mô hình khả thi cao trên diện rộng, tạo sức bật về tăng năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

TIN MỚI

Return to top