ClockThứ Tư, 13/07/2022 14:49

Nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả

TTH - Những tháng đầu năm, hội nông dân (HND) các cấp triển khai 16 mô hình hợp tác phát triển sản xuất và hỗ trợ hàng tỷ đồng cho hội viên, nông dân (HVND) có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ưu thế mô hình “ba giảm, ba tăng”Đầu tư cho khuyến nôngXây dựng nền nông nghiệp hữu cơ “xanh, sạch và bền vững”Phát huy Quỹ Hỗ trợ nông dân

Mô hình trồng hoa súng của ông Huỳnh Văn Khanh

HVND Huỳnh Văn Khanh ở xã Giang Hải (Phú Lộc) chia sẻ, từ nguồn kinh phí hỗ trợ, định hướng và hướng dẫn kỹ thuật của các cấp HND, ông triển khai mô hình trồng hoa súng cảnh, quy mô ban đầu 1,2ha. Đến nay, diện tích trồng hoa súng được mở rộng lên 4ha, mỗi tháng cung cấp ra thị trường khoảng 40 ngàn cây. Từ kinh doanh cây hoa súng cảnh, mỗi năm ông Khanh thu 4 - 5 tỷ đồng, trừ mọi chi phí lãi 1-1,5 tỷ đồng. Mô hình giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên và 5 lao động thời vụ với mức thu nhập mỗi tháng từ 6-10 triệu đồng/người.

HVND Lê Đức ở xã Quảng An (Quảng Điền) cởi mở: “Nhờ những hỗ trợ ban đầu của các cấp HND, mô hình sản xuất củi trấu, vận tải, kinh doanh vật liệu xây dựng của gia đình từng bước mở rộng và phát triển”. Quy mô vốn đầu tư đến nay 7 tỷ đồng, hàng tháng xuất bán 450 – 500 tấn củi trấu tại địa bàn các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Tĩnh... Bình quân mỗi năm, mô hình này mang lại lợi nhuận 500 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động với mức thu nhập bình quân mỗi tháng 9 triệu đồng/người.

Mô hình trồng rau ngò gai ở xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) được một số hộ HVND chuyển từ những cánh đồng lúa, hoa màu... kém hiệu quả. Từ khi xuống giống đến thu hoạch ngò gai chỉ chừng hơn 3 tháng, cứ 30 ngày cho thu hoạch một lứa. Trong điều kiện chăm sóc tốt, mỗi sào thu khoảng 400-500kg/lứa, thu hoạch liên tục trong 4-5 tháng. Với giá bán bình quân 15 ngàn đồng/kg, trừ chi phí sản xuất khoảng 12 triệu đồng, mỗi sào lãi 18- 25 triệu đồng.

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của HND các cấp, một số HVND phường Hương Vân (TX. Hương Trà) chuyển đổi phương pháp tưới thanh trà tự động bằng hệ thống ống kết nối mang lại hiệu quả, giúp tăng năng suất cây trồng. Mô hình này có 10 hộ tham gia với diện tích 2ha thanh trà, thu nhập 800 triệu đồng, lãi ròng 350 triệu đồng/năm.

Ông Phan Xuân Nam, Phó Chủ tịch HND tỉnh thông tin, tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, HND hỗ trợ kinh phí, triển khai thực hiện 16 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ cho 150 HVND với kinh phí 553 triệu đồng. Trước đó, năm 2021, HND tỉnh hỗ trợ thực hiện 17 mô hình hợp tác phát triển sản xuất với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng với 169 hộ tham gia. Các mô hình không chỉ đạt năng suất mà còn nâng cao giá trị, chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu giải quyết đầu ra, ổn định giá cả sản phẩm của nông dân.

Đa số các mô hình đều phát huy hiệu quả, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm tại các địa phương. Một số mô hình hiệu quả như cải tạo vườn tạp, trồng cam ở xã Hương Phú (Nam Đông), nuôi thủy sản xen ghép ở thị trấn Phú Đa (Phú Vang), dệt zèng ở xã Quảng Nhâm (A Lưới)... HND tỉnh đang triển khai DA trồng và thâm canh chuối già lùn tại huyện A Lưới với kinh phí trên 250 triệu đồng cho 30 hộ nông dân, bước đầu mang lại hiệu quả.

Để giúp nông dân ổn định sản xuất, 6 tháng đầu năm nay, HND cấp huyện và xã phối hợp với ngành nông nghiệp, HTX hỗ trợ HVND triển khai 22 mô hình liên kết ở địa phương. HND các cấp vận động HVND tham gia thành lập mới 3 HTX nông nghiệp với 31 thành viên, 6 tổ hợp tác với 84 thành viên; thành lập một số chi, tổ HND nghề nghiệp… Từ các mô hình, HTX, chi, tổ HND đã góp phần liên kết, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, giúp HVND ổn định cuộc sống, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Bài, ảnh: Thế Nga

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ

Bảo hộ và quản lý tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ, nhất là các đặc sản, sản phẩm lợi thế của địa phương là bước khởi điểm căn bản để nâng cao giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ
Xuống đồng

Dù nông nghiệp được cơ giới hóa hỗ trợ như thế nào, thì những ngày xuống đồng làm đất chuẩn bị gieo cấy cho vụ mùa đông xuân của bà con nông dân cũng là “sự kiện” gây thương nhớ nôn nao cho bao người. Với Huế, đó là những ngày người nông dân nhọc nhằn xuống đồng sau thời gian đất nghỉ chờ qua mùa mưa lũ và phần nhiều là trong tiết trời của ngày đông giá lạnh. Dù thế, với bà con, mỗi ngày bám ruộng, bám đồng là một ngày nguyện ước mùa màng bội thu. Những cánh đồng cứ thế mơn mởn lộc non và ngời ngời sức sống trước khi tết Nguyên đán đem năm mới về.

Xuống đồng
Điểm sáng trong mô hình trồng hoa Tết

Với điều kiện thổ nhưỡng tốt và khí hậu ôn hòa, huyện A Lưới đang trở thành điểm sáng trong phát triển mô hình trồng các loại hoa xứ lạnh như hoa ly, tulip và nhiều giống hoa kiểng khác. Các loại hoa này được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán.

Điểm sáng trong mô hình trồng hoa Tết

TIN MỚI

Return to top