ClockThứ Tư, 16/09/2020 14:11

Mưu sinh nơi đầu sóng

TTH - Nhiều ngư dân đánh cược với sóng to gió lớn, bám biển để mưu sinh...

Đảm bảo an toàn từ biển đến bờChưa “chạm” được cá lớn - Kỳ 1: “Sóng lớn, thuyền chưa lớn”Tái cơ cấu trên mỗi con tàu

Tàu cá chuẩn bị ra khơi

Tại vựa thu mua hải sản ở cảng Thuận An, chúng tôi gặp thuyền trưởng tàu số hiệu TTH 90666TS quê ở xã Lộc Trì (Phú Lộc) đang đốc thúc các thành viên chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

Đôi tay thoăn thoắt chuyển từng khay đá vào buồng chứa, anh tranh thủ kể cho tôi nghe. Thời tiết biển động nhẹ đánh cá có hơn, mình đi từ vùng biển Quảng Nam, Sa Huỳnh, Bình Định rồi lại về bán cá, có khi bán ở những chỗ khác vì sợ về không kịp, cá mất độ tươi.

Nghề đi biển khó tránh khỏi rủi ro, thế nhưng chính sự chủ quan trước mối đe dọa của thiên nhiên hay vì miếng cơm manh áo, bà con ngư dân đều bất chấp tất cả để ra khơi, bám biển kiếm sống. Trước khi có gió bão hay áp thấp nhiệt đới, nhiều tàu cố đánh bắt thêm, đến khi biển động mạnh mới tăng tốc để vào bờ tìm chỗ tránh gió bão mạnh. Không ít trường hợp ngư dân không xử lý kịp tình huống nên có những sự việc đáng tiếc xảy ra, nhẹ thì lật tàu, mất ngư lưới cụ, nặng thì đôi khi đánh đổi mạng sống của mình.

Khó khăn là thế, nhưng bà con ngư dân vẫn gắn bó gần hết đời mình với biển để kiếm sống. Gần 4 giờ 30 phút, trời bắt đầu rạng sáng, phía chân mây xuất hiện màu ửng đỏ báo hiệu một ngày mới đang dần đến. Thời khắc này khu vực cảng cá Thuận An bắt đầu nhộn nhịp các đoàn tàu cập bến, kẻ bán người mua cười nói rôm rả.

Gặp anh Dũng, thuyền trưởng tàu cá TTH 90333TS, sau bảy ngày rong ruổi tìm luồng cá, thu về được hơn 1 tấn cá các loại, bán được là 30 triệu đồng, trừ hết mọi chi phí ra khơi là 8 triệu đồng, còn lại chủ tàu hưởng 60%, 40% còn lại chia đều cho 10 thành viên. Như vậy sau tuần lễ, quằn mình trước sóng gió giông tố mỗi ngư dân có thu nhập gần 1 triệu đồng.

“Nguồn cá gần bờ ngày càng ít nên khi đánh bắt phải đi rất xa, mỗi chuyến đi đầu tư nhiều thứ, có đôi khi cầm sổ đỏ thế chấp, vay mượn anh em trong nhà mới chuẩn bị đủ, sửa chữa lại tàu, khi về có lúc lời, có lúc lỗ, thậm chí còn lỗ nặng là đằng khác”, anh Dũng kể.

Với niềm hy vọng sửa chữa, thay tàu, nhiều ngư dân mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đóng tàu công suất lớn, tàu vỏ thép, trang bị phương tiện đánh bắt theo Nghị định 67 nhằm vươn khơi xa… thế nhưng hoạt động này còn nhiều vướng mắc, chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhiều ngư dân không có tiền để sửa chữa, đành để tàu cá nằm phơi mưa nắng.

Dù đã mệt nhoài vì thiếu ngủ, cạn sức vì sóng gió, những ngư dân vẫn hòa mình vào công việc chuẩn bị cho chuyến ra khơi ngày mai. Dù những chuyến ra khơi có gặp khó khăn như thế nào, họ vẫn tiếp tục vươn khơi, bám biển, đó không chỉ công việc để mưu sinh mà còn là tình yêu bao la với biển.

Bài, ảnh: Hồ Dương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi ngư dân "xuất ngoại" trở về

Những ngư dân xuất ngoại đánh bắt hải sản trên ngư trường quốc tế, khi trở về quê hương, nhờ có nguồn vốn làm ăn, ổn định sinh kế đã trở lại phát triển nghề cha ông.

Khi ngư dân xuất ngoại trở về
Xích lô Huế

Giữa nhịp sống rộn ràng của đô thị, tôi thích dừng lại rất lâu để nhìn theo những guồng chân chầm chậm của các bác tài xích lô Huế.

Xích lô Huế
Chăm chỉ mưu sinh

Mời khách vào ngôi nhà khang trang vững chắc, vợ chồng chị Trần Thị Bé và anh Trần Văn Quang (xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) nở nụ cười nhẹ nhõm khi kể về những năm tháng vượt qua những chông chênh để phát triển kinh tế.

Chăm chỉ mưu sinh
Nỗi niềm con nước vùng lộng

Vùng biển bãi ngang - nơi có hàng ngàn ngư dân, gắn bó hàng trăm năm với nghề biển đang vật lộn với con sóng.

Nỗi niềm con nước vùng lộng

TIN MỚI

Return to top