ClockThứ Hai, 01/04/2019 14:44

Hết tháng 1/2019, xử lý được 204,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Đến ngày 31/1/2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 204,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu, đạt trên 40,1% tổng nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42.

Xử lý nợ xấu như thế nào để đạt hiệu quả?Tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu

Nội dung này được đưa ra tại buổi họp báo “Thông tin về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý 1/2019” do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (1/4) tại Hà Nội.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì buổi họp báo.

Tại buổi họp, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, đến ngày 25/3/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,67%. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 2,28% so với cuối năm 2018, tập trung cho sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Đặc biệt, trong quý 1 vừa qua, NHNN đã chủ động triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng sản xuất và tiêu dùng và triển khai nhiều giải pháp căn cơ, quyết liệt góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

NHNN cũng đã có công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó ưu tiên chỉ tiêu ở mức cao hơn đối với các TCTD thực hiện trước hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41.

Về điều hành lãi suất, trong quý 1, NHNN đã điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, giữ ổn định các mức lãi suất điều hành và chỉ đạo tổ chức tín dụng rà soát, cân đối tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6-9%/năm, 9-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Về kết quả xử lý nợ xấu, tính đến ngày 31/1/2019, ước tính toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 204,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu, ước đạt trên 40,1% tổng nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42.

Trong 3 tháng đầu năm 2019, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, được hỗ trợ từ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, thanh khoản thị trường tốt; hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục mua ròng ngoại tệ từ khách hàng, nhờ đó, NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Nói về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, vẫn sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) theo định hướng tổng phương diện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình tình thực tế.

Trọng tâm là điều hành nghiệp vụ thị trường mở nhằm tiều tiết thanh khoản của các TCTD ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu CSTT. Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các CSTT khác, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu CSTT.

Cùng với đó, tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT, kết hợp đồng bộ với các công cụ CSTT để ổn định thị trường ngoại tệ.

Trong công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, NHNN xác định mục tiêu, tiếp tục triển khai và giám sát chặt chẽ việc cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Đồng thời, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD.

Trong đó, việc xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng

Chiều 18/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024 và giao ban ngành Ngân hàng, triển khai nhiều chính sách mới của NHNN Việt Nam.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng
Chi phí dự phòng rủi ro tại nhiều ngân hàng giảm mạnh

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2023 đã chính thức được các ngân hàng công bố. Đáng chú ý, nhiều ngân hàng đã giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro trong bối cảnh chất lượng tài sản đang có xu hướng đi xuống, nợ xấu gia tăng.

Chi phí dự phòng rủi ro tại nhiều ngân hàng giảm mạnh
Nợ xấu của nhiều công ty tài chính tiêu dùng tăng vọt

Đại dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của nhiều người dân lao động. Áp lực nợ xấu của các công ty tài chính tiêu dùng theo đó cũng dần hiện rõ trong thời gian gần đây. Nhiều công ty mẹ đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận trong nửa đầu năm nay.

Nợ xấu của nhiều công ty tài chính tiêu dùng tăng vọt

TIN MỚI

Return to top