ClockThứ Ba, 16/05/2023 14:33

Đổi thay bên ni bờ phá Tam Giang

Bình yên Quảng NgạnCú hích cho phát triển du lịch đầm phá Tam Giang

Bên tê phá có nhiều ngôi chợ lớn từ Vĩnh Tu, chợ Đò, chợ Mới, chợ Biện, chợ Đại Lược... thì cả vùng Quảng Thái, Quảng Lợi, Phong Chương rộng lớn chỉ có chợ Nịu (Quảng Thái) là đáng kể. Chợ Nịu nhỏ, người buôn bán cũng ít. Chợ họp vào buổi chiều hàng ngày. Chỉ đi mấy bước chân là đã hết chợ nhưng luôn ấn tượng. Đó là ngôi chợ quê nhất trong các chợ quê khi có mấy người vừa chẻ trìa vừa bán, có mấy mệ bán những xâu thuốc lá Phong Lai khô, có mấy o bán mấy mớ rau, mấy củ riềng... Hình như người đi chợ chủ yếu là người làng với nhau nên chẳng mấy khi thấy ai mặc cả.

Nhưng nói về khắc nghiệt của vùng đất bên ni phá Tam Giang là phải đến mùa gió Lào. Nếu như bên tê phá, gió Lào và nắng hạn đến mấy thì vẫn có hệ thống ao hồ, nhất là các con mội từ nước mạch ngầm dưới độn cát chảy dọc theo các xóm thì bên này, gió Lào phá Tam Giang nước mặn chát, hệ thống ao hồ kiệt nước. Hạn đến mức là những cái vũng để trâu nẹp (nằm) cũng chỉ còn lại một lớp bùn khô.

Có hai loại cây trồng là đặc trưng của vùng quê cát nóng này. Thứ nhất là cây lúa cưỡng - giống lúa cổ truyền có thể chịu được hạn và mặn. Thứ hai là cây thuốc lá chủ yếu ở làng Phong Lai, Quảng Thái, được trồng trên đất cát cũng chịu hạn kiên cường. Bởi thế, đến bây giờ cây lúa cưỡng và cây thuốc lá vẫn được nông dân bên phá gieo trồng.

Nhớ lần đầu về tác nghiệp ở xã Quảng Lợi vào một ngày hè. Tiếp tôi là anh Quốc, Chủ tịch UBND xã. Anh Quốc kể, anh từng đi làm ăn ở Tây Nguyên, trong đó người quê mình nhiều lắm và nhờ bôn ba rứa mới trưởng thành để chừ làm chủ tịch xã; rồi chuyện người dân Ngư Mỹ Thạnh đến trước sân nhà anh ngủ qua đêm để yêu cầu đừng dẹp nò sáo...

Phải đến sau cơn bão kinh hoàng năm 1985 họ mới chịu lên bờ định cư. Làng Ngư Mỹ Thạnh thuộc xã Quảng Lợi bây chừ, người dân không chỉ biết đánh bắt cá tôm mà còn biết làm du lịch...

Nhưng phải mất đến ba mươi năm họ mới có được sự đổi đời như hôm nay. Nhớ những năm đầu thập niên 2000, chúng tôi về làng Ngư Mỹ Thạnh khi làng còn nghèo lắm. Nghề chính của họ vẫn là đánh bắt thủy sản trên phá Tam Giang. Tiếng là đã dựng nhà trên bờ nhưng họ lại thích sống trên đò hơn. Có những căn nhà gió lùa trống hoác. Lại có những đôi vợ chồng trẻ cưới nhau xong tách khỏi cha mẹ lại xuống đò làm nhà. Chiều xuống, cá tôm vừa đánh bắt về là luộc ngay làm mồi nhấm rượu. Đàn ông uống rượu, đàn bà thổi cơm, cho con bú. Tôi hỏi răng họ lại không lên nhà để sinh hoạt, thì được giải thích: “Họ quen sống với đò rồi, phải vận động từ từ để thay đổi thói quen của họ. Tất nhiên, mùa mưa bão họ phải lên bờ...”.

Đó là chuyện của hai chục năm trước. Làng Ngư Mỹ Thạnh bây chừ đã là làng chài du lịch cộng đồng khá nổi tiếng khi nhắc đến phá Tam Giang. Nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh, họa sĩ đã về đây để tìm cảm hứng sáng tác. Cảnh bình minh ở phiên chợ sớm mai tại làng chài Ngư Mỹ Thạnh phá Tam Giang khi ngư dân vừa đi đánh bắt đêm về với cá tôm tươi rói đầy thuyền thật đẹp.

Tôi nhớ có lần một cô bạn ở Quảng Nam nhờ tôi thiết kế cho một chuyến hoàng hôn ngắm phá Tam Giang cho nhóm văn nghệ sĩ xứ Quảng. Chúng tôi về làng Ngư Mỹ Thạnh, rồi theo đò ra giữa phá Tam Giang ngắm hoàng hôn, hưởng gió và thưởng thức tôm cá Tam Giang. Chuyến đi đó thật vui khi được nghe mấy nhà thơ xứ Quảng đọc thơ trên phá Tam Giang. Riêng tôi có một niềm vui riêng khi chứng kiến một làng Ngư Mỹ Thạnh sạch và đẹp, người dân đã quen với cuộc sống mới trên bờ và có thêm một nghề mới là làm du lịch...

Phi Tân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su

Nằm nép mình dưới chân dãy Bạch Mã hùng vĩ, thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, là nơi cư trú của một cộng đồng nhỏ người Mường. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm từ các cấp chính quyền, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống.

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su
Mùa nước nổi bên chân phá

Với những ai sống bên vùng chân phá Tam Giang, hẳn là năm nào cũng trải qua một vài đợt lũ lụt. Mùa lũ lụt tất nhiên sẽ hằn thêm nhiều lo âu về đảm bảo an toàn cho tài sản, tính mạng, nhưng cũng là cơ hội để ngư dân tăng thu nhập, bởi mỗi mùa con nước lên sẽ mang theo nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Mùa nước nổi bên chân phá
Thị xã trẻ

Đi trên những con đường mới, ngắm nhìn những ngôi nhà dáng vẻ hiện đại và không ít công trình phúc lợi dân sinh bề thế hiện hữu ở Phong Điền cho thấy nơi đây đang vươn mình mạnh mẽ, xứng tầm đô thị động lực phía bắc của tỉnh.

Thị xã trẻ
Đầm Cầu Hai

“Rất khó để lột tả hết vẻ đẹp của đầm Cầu Hai. Có thể nói đây như là một vật báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất Huế. Đây cũng là nơi mà ai đã đến thì cũng không muốn về…” – Đó là những lời “có cánh” của trang elephant travel (Công ty Du lịch Con Voi) dành cho đầm Cầu Hai, một địa danh du lịch nổi tiếng thuộc địa phận huyện Phú Lộc, cách TP. Huế khoảng 40km.

Đầm Cầu Hai
Đổi thay tại Trường mầm non Phong Hiền II

Huy động tốt nguồn lực từ xã hội hóa, sự chung tay góp sức của địa phương, phụ huynh và cán bộ, giáo viên trong trường đã giúp Trường mầm non Phong Hiền II từ một điểm trường “trắng” về thành tích trở thành trường đạt chuẩn Quốc gia và hai lần nhận cờ thi đua của UBND tỉnh.

Đổi thay tại Trường mầm non Phong Hiền II

TIN MỚI

Return to top