ClockThứ Năm, 02/07/2015 15:14

Doanh nghiệp Việt nỗ lực xâm nhập thị trường Đông Bắc Thái-lan

TTH.VN - Trong nỗ lực mở rộng kênh quảng bá hàng hóa vào thị trường các tỉnh phía Đông Bắc Thái-lan, từ ngày 1 đến ngày 5-7, đoàn doanh nghiệp Việt Nam bao gồm hơn 40 công ty đến từ Việt Nam và của Việt kiều Thái-lan đã tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Quốc tế tỉnh Udon Thani.

Hội chợ Quốc tế Udon Thani năm nay do Sở Thương mại tỉnh đứng ra tổ chức, đã thu hút được hơn 300 doanh nghiệp Thái-lan và các nước lân cận như Lào, Việt Nam tham dự. Các nhóm sản phẩm được trưng bày và bán lẻ tại hội chợ lần này bao gồm sản phẩm tiêu dùng, hàng truyền thống và đặc biệt là các mặt hàng đặc trưng của các địa phương… Ban Tổ chức hội chợ đã dành riêng 40 gian hàng để xây dựng Khu gian hàng Việt Nam.

Một gian hàng của doanh nghiệp Việt kiều ở tỉnh Udon Thani.

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam, do Bộ Công thương Việt Nam phối hợp Thương vụ Việt Nam tại Thái-lan đã tổ chức, gồm hơn 30 doanh nghiệp trong nước cùng 10 doanh nghiệp của bà con Việt kiều tại Udon Thani. Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt trưng bày, giới thiệu tại hội chợ hết sức đa dạng: từ hàng tiêu dùng, đồ thủ công mỹ nghệ cho đến lụa tơ tằm, quần áo, nông sản, thực phẩm, dầu gấc, đồ gỗ, chè, cà phê…

Khu vực 19 tỉnh miền Đông Bắc Thái-lan, với thủ phủ kinh tế là Udon Thani, là nơi sinh sống của đông đảo bà con Việt Kiều Thái-lan. Ông Trần Thành Hải, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Thái-lan đánh giá đây là một thị trường rất có tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ông giải thích: “Tại khu vực này, số lượng Việt kiều sinh sống rất đông đảo. Chỉ riêng khai thác được số khách hàng này đã mang lại nguồn lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt. Ngoài ra, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng người Thái ở khu vực này cũng dễ đáp ứng. Họ không đòi hỏi các loại hàng hóa quá cao cấp và tinh xảo. Trong khi đó, hàng hóa Việt Nam lại có giá cả phải chăng, chất lượng phù hợp”.

Lễ khai mạc Hội chợ.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam cũng khẳng định, mục đích chính của họ khi tham gia hội chợ lần này là tìm kiếm đối tác để phân phối sản phẩm tại thị trường Thái-lan. Các chủ doanh nghiệp đều tỏ ra hết sức lạc quan về triển vọng sẽ đưa sản phẩm của mình thâm nhập được vào thị trường Thái-lan, đặc biệt là tại các tỉnh miền Đông Bắc.

Ngay trong ngày đầu tiên diễn ra Hội chợ, Khu gian hàng Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm, tìm hiểu và giao dịch của rất đông khách hàng, doanh nghiệp Thái-lan. Người tiêu dùng Thái tỏ ra rất thích thú và mua nhiều sản phẩm của Việt Nam như dầu gấc, hạt điều, áo dài Việt Nam, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, đồ gia dụng… Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhanh chóng nhận được đề nghị hợp tác từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư Thái-lan.

Phó Tỉnh trưởng tỉnh Udon Thani (áo xanh) Narong Pholla-iad thăm một gian hàng Việt Nam.

Thái-lan hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2014 đạt 10,6 tỷ USD. Tính đến hết 5 tháng đầu năm 2015, thương mại Việt Nam – Thái-lan đã đạt gần 4,4 tỉ USD.

Theo Nhân dân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàng hóa dịp cận Tết tăng nhẹ

Ngày 27/1 (tức ngày 28 Âm lịch), lãnh đạo Sở Công thương cho biết, bắt đầu từ ngày 26/1/2025 (27 Âm lịch), tình hình thị trường hàng hóa sôi động khi nhu cầu mua sắm tết của người dân tăng, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm, trái cây, hoa…

Hàng hóa dịp cận Tết tăng nhẹ
Khu trung tâm & tầm nhìn theo hướng rồng bay

Một số biến chuyển thuận lợi trong bối cảnh quốc gia và quốc tế cho thấy: Đã đến lúc Huế có thể vươn mình thức dậy, giành lại vị thế một đô thị hàng đầu trong nước, như Cố đô Huế đã từng đạt được trước đây.

Khu trung tâm  tầm nhìn theo hướng rồng bay
“Huế thương” đi Mỹ

Đam mê ẩm thực quê nhà, cô gái trẻ người Huế (sống tại TP. Hồ Chí Minh) Phạm Lê Nguyên Hảo cùng cộng sự đã xây dựng thương hiệu Huế Thương, chuyên sản xuất các dòng sản phẩm đặc sản Huế đóng gói. Năm 2024, Huế Thương đã xuất khẩu hơn 100.000 sản phẩm đi Mỹ, trong đó bánh canh cá lóc Thủy Dương là mặt hàng chủ lực.

“Huế thương” đi Mỹ
Vượt cửa biển, băng đầm phá

Những cây cầu nối biển, vượt đầm phá được xây dựng không chỉ hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, mà còn thúc đẩy hình thành các đô thị ven biển, đô thị vệ tinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống của người dân.

Vượt cửa biển, băng đầm phá
Huế xanh

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn các giá trị di sản một lần nữa khẳng định mục tiêu của Huế là gìn giữ và phát huy các giá trị cốt lõi, có tính chiều sâu.

Huế xanh

TIN MỚI

Return to top