ClockThứ Ba, 12/02/2019 06:45

Doanh nghiệp cần gì khi CPTPP có hiệu lực

TTH - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ 14/1. Cộng đồng doanh nghiệp (DN) Thừa Thiên Huế, nhất là các DN xuất khẩu đã chuẩn bị và cần hỗ trợ gì cho “sân chơi” mới này.

CPTPP - Cơ hội mở “room” rất lớn cho tăng trưởng kinh tếÁp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP từ tháng 3/2019Dệt may Việt Nam chủ động nguyên liệu thì mới hưởng lợi từ CPTPP

Tại nhà máy sợi ở KCN Phú Bài

Làm hàng giá trị gia tăng – sản phẩm shushi ăn liền từ mực xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản từ năm 2000 đến nay, Giám đốc Công ty CP Phát triển Thủy sản Huế Nguyễn Thanh Túc cho biết, CPTPP có hiệu lực không tác động hay ảnh hưởng gì nhiều đến đơn vị; ngoại trừ việc thêm thủ tục chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

“Gần hai tháng nay, chúng tôi đã thực hiện việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu theo yêu cầu từ phía đối tác Nhật Bản. Hiện, ngoài kê khai nguyên liệu, đơn vị sản xuất, địa chỉ, cơ quan kiểm tra chất lượng…, đơn vị phải bổ sung quy trình tóm tắt sản xuất sản phẩm shushi. Những thủ tục này khá đơn giản, không ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của chúng tôi”, ông Túc nói.

Phần lớn các DN xuất khẩu hàng dệt may ở Thừa Thiên Huế đang tập trung hoàn thành những đơn hàng xuất khẩu của quý I/2019, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu của Hiệp định CPTPP. Trong đó, Nhật, Úc, Canada là các thị trường được các DN đánh giá có triển vọng.

Được đánh giá là ngành hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế Nguyễn Thanh Tý bày tỏ: “Chúng tôi chuẩn bị sớm để đón TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) bằng cách đầu tư nhà máy dệt nhuộm (để đảm bảo quy tắc xuất xứ) cách đây 3 năm, nhưng… không trúng. Vì vậy, trong thời gian TPP kéo dài đã ảnh hưởng ít nhiều đến đơn vị. Giờ đây, khi CPTPP có hiệu lực, hiệu quả đem lại, theo chúng tôi, CPTPP không bằng TPP. Lý do vị Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt May Huế đưa ra, vì thiếu Mỹ- thị trường chiếm đến gần 95% sản lượng xuất khẩu của công ty.

Thống kê từ các DN dệt may cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa hiện chiếm chưa đến 25%, số còn lại DN phải nhập. Trong đó, phần lớn nguyên liệu nhập từ các nước và vùng lãnh thổ không thuộc khối CPTPP như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Theo ông Tý, để đáp ứng về yêu cầu xuất xứ nguồn nguyên liệu trong nước, chỉ có sự nỗ lực từ DN chưa đủ, cần có cơ chế chính sách đồng bộ từ phía Chính phủ, bộ, ngành chức năng, tạo điều kiện cho ngành dệt, nhuộm trong nước phát triển.

Nhưng để có thể tận dụng được hết các lợi thế mà Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới này mang lại, các chuyên gia khẳng định, DN cần chủ động tìm hiểu kỹ về hiệp định và phạm vi ảnh hưởng lên ngành của mình, cố gắng tăng tỷ lệ nội địa hóa, đáp ứng các quy tắc xuất xứ của từng loại sản phẩm để hưởng ưu đãi.

Chia sẻ việc cần hỗ trợ, ông Tý cho rằng, DN Việt nói chung và DN xuất khẩu nói riêng rất cần sự hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí bằng những cái cụ thể (từ người lao động, môi trường, giá điện-nước…) đến hỗ trợ về thủ tục, cơ chế, thể chế, chính sách; không còn tình trạng “trên trải thảm, dưới rải đinh”. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần thấy trách nhiệm của mình để không cần DN “kêu” mà vẫn tạo thuận lợi cho DN.

“Cụ thể hơn, chúng tôi muốn trong thu hút đầu tư, Nhà nước và Chính phủ cần xem xét cái gì có lợi cho DN Việt Nam thì mới làm để không tạo cạnh tranh, áp lực cho DN. Như ở Thừa Thiên Huế, không nên thu hút tiếp đầu tư vào dệt may mà nên mời gọi vào dệt nhuộm, tạo nguồn nguyên liệu chẳng hạn.

Về phía mình, Công ty CP Dệt May Huế đang cố gắng tìm kiếm các thị trường trong khối, nhưng muốn “đánh” vào những thị trường này, chúng tôi cần thời gian”, ông Tý nói.

Ngay khi CPTPP có hiệu lực thực thi, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan. Mỗi mặt hàng sẽ có một mức thuế cụ thể, cắt giảm theo lộ trình. Cụ thể, trung bình mức thuế được cắt giảm khoảng hơn 60% cho lần đầu tiên; sau 3 năm sẽ lên đến trên 80%.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top