ClockThứ Ba, 18/07/2017 13:52

Địa phương đối thoại doanh nghiệp còn nặng hình thức, chưa thực chất

Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đánh giá, các địa phương đã tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhưng còn nặng hình thức.

Đánh giá về công tác khuyến khích khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nửa đầu năm 2017, Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho rằng, còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Gỡ vướng cho doanh nghiệp chưa thực chất

Trong đó, có tình trạng các địa phương đã tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhưng còn nặng hình thức, chưa đi vào thực chất, chưa giải quyết dứt điểm hoặc thỏa đáng những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cũng như giám sát dõi theo quá trình xử lý sau đối thoại với doanh nghiệp mà chỉ bước đầu ghi nhận vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.

Nhiều khó khăn của doanh nghiệp chưa được kịp thời tháo gỡ (ảnh minh họa: KT)

Ban Chỉ đạo này cũng đánh giá, nhận thức của một số cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương về ý nghĩa và tầm quan trọng triển khai Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chưa đầy đủ, sâu sắc, dẫn đến việc triển khai thực hiện chưa quyết liệt, hiệu quả.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng xử lý công việc chồng chéo giữa các sở, ngành của tỉnh, thành phố và sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trên địa bàn trong giải quyết thủ tục đầu tư, thủ tục đăng ký doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả.

Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương trong công tác xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp còn chưa tốt, nên chưa giải quyết triệt để khó khăn, vướng mắc cụ thể của doanh nghiệp.

Đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành ở cấp trung ương còn chồng chéo, mâu thuẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường... dẫn đến khó khăn trong việc thực thi chính sách tại địa phương, làm kéo dài quá trình giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp.

Cùng với đó, từ phía doanh nghiệp thì cũng có nhiều doanh nghiệp còn chưa chủ động, tích cực trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo tinh thần Nghị quyết 35; một số hiệp hội chưa thực hiện tốt vai trò là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp "sinh" nhiều, "tử" cũng lắm

Bức tranh về sự "sinh - tử" của doanh nghiệp trong nước thời gian gần đây cũng đang cho thấy nhiều điều đáng lo ngại. Đó là tình trạng doanh nghiệp mới ra đời tăng mạnh, nhưng số doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản cũng chiếm tỷ lệ cao.

Cụ thể, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2017,  tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 76.655 doanh nghiệp, trong đó có 61.276  doanh nghiệp thành lập mới và 15.379 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. 

Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể 6 tháng qua cũng chiếm tới 5.443 doanh nghiệp; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 14.377 doanh nghiệp; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể 23.530 doanh nghiệp. 

Như vậy, 6 tháng có tới 43.350 doanh nghiệp thuộc diện từ bỏ hoạt động trên thị trường, chiếm tới 56,5% so với số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. 

Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2017 do Tổng cục Thống kê thực hiện cũng cho thấy, vẫn còn tới 19,2% doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Dự báo tình hình trong quý III so với quý II năm nay, có 52,1% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 12% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 35,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017, Chính phủ cũng chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ các Nghị quyết của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 19/2017 và Nghị quyết số 35, quán triệt tinh thần tạo thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khẩn trương rà soát, kiến nghị bãi bỏ, cắt giảm các điều kiện đầu tư, kinh doanh quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc lĩnh vực quản lý; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2017.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động

TIN MỚI

Return to top