ClockThứ Bảy, 03/11/2018 06:00

Học nghề không chỉ để cộng điểm thi

TTH - Từ năm học 2019 - 2020, tuyển sinh vào lớp 10 không còn điểm cộng cho học sinh có chứng chỉ học nghề ở cấp trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).

Bỏ cộng điểm khuyến khích: Học nghề có về đúng mục tiêu hướng nghiệp?

Học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu học nghề môn mỹ thuật kiến trúc

Học để cộng điểm

Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định này là đúng đắn. Lâu nay, học nghề ở các trường trung học cơ sở (THCS) chỉ mang tính hình thức, cốt chỉ để cộng điểm khuyến khích. Dù quy định của Bộ GD - ĐT có tới 11 loại nghề khác nhau để học sinh lựa chọn phù hợp với năng lực, sở thích nhưng phần lớn các em không thể học nghề mình thích mà thường phải theo “số đông” do nhà trường hay trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên sắp xếp. Học sinh chưa khám phá sở thích và năng lực để biết được những nghề nào phù hợp với sở thích và năng lực đó.

Mục đích của việc dạy nghề phổ thông nhằm phân luồng và hướng nghiệp, để học sinh được tiếp cận với các nghề mà các em có sở thích, sở trường. Thực tế, có rất nhiều nghề học sinh thích, có thể phát triển hướng nghiệp nếu sau này phân nhánh sang học nghề như nấu ăn, cắt may, sửa chữa xe máy, điện dân dụng... Dù vậy các em lại không chọn để học do thầy cô, cha mẹ tư vấn. Đa số các trường đều “khuyến khích” học sinh chọn nghề dễ dạy, dễ học và dễ… lấy điểm. Em Nguyễn Quang Huy, học sinh lớp 8 ở TP. Huế, bày tỏ: “Em có năng khiếu vẽ, song giáo viên tư vấn em học tin học vì lớp học mỹ thuật kiến trúc đông người tham gia. Thế nhưng khi cả thế giới đã dùng tới Microsoft Office 2013 hoặc 2017 thì học sinh vẫn phải học Microsoft Office 2003 với những kiến thức đã lạc hậu”.

Gắn với thực tiễn

Vấn đề đặt ra, nếu bỏ cộng điểm, liệu học sinh THCS có cần phải học nghề nữa không. Bà Cao Đăng Ngọc Phượng, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho hay: Trước đây, học sinh lớp 8 cũng không bắt buộc học nghề, nếu em nào học nghề thì được cộng điểm vào lớp 10 nên các em đua nhau học. Theo quy định, có 3 môn học nằm trong chương trình tự chọn, gồm tin học, ngoại ngữ và nghề phổ thông. Mỗi địa phương đều chọn cách thức khác nhau để đưa các môn học tự chọn vào chương trình chính khóa,  lấy điểm như các môn học khác. Tuy nhiên, đa số các trường đều chọn tin học. Thế nên, nếu không còn được cộng điểm khuyến khích, phụ huynh lẫn học sinh sẽ không còn mặn mà với học nghề, công tác hướng nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Trở lại vấn đề bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề, năm học 2018 -2019 số học sinh trong toàn tỉnh vẫn tham gia học nghề đạt tỷ gần như 100% ở các địa phương. Theo các hiệu trưởng, bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề không có nghĩa là bỏ dạy nghề cho học sinh. Các trường đều tăng cường tuyên truyền vận động các em học chương trình nghề phổ thông để có kỹ năng cần thiết. Chị Trần Ái Mỹ, phụ huynh có con học ở Trường THCS Hùng Vương, chia sẻ: “Tôi không biết nhiều thông tin về việc bỏ cộng điểm học nghề, nếu như các trường, trung tâm không thay đổi cách dạy phù hợp, không hấp dẫn người học để học sinh có thêm kỹ năng thì tôi sẽ cân nhắc nên hay không cho con tiếp tục học nghề”.

Theo giám đốc các Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp – Giáo dục thường xuyên, học sinh ở nông thôn không ảnh hưởng nhiều đến việc bỏ điểm khuyến khích ưu tiên khi nhiều trường THPT tuyển không đủ chỉ tiêu. Thế nên, các  trung tâm vẫn thực hiện giảng dạy bình thường. Mục tiêu chính của những tiết học dạy nghề ở bậc THCS là để hướng nghiệp và khuyến khích học sinh lựa chọn học nghề sau bậc học này. Không cộng điểm, số lượng các tiết học vẫn được đảm bảo trong một năm học. Mặt khác, việc học tập giáo dục hướng nghiệp luôn được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, không bắt ép học sinh. “Có thể số lượng học sinh tham gia học nghề sẽ giảm, nhưng chỉ cần học sinh có nhu cầu, trung tâm vẫn tiếp tục dạy”. Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Nam Đông, khẳng định.

Công tác dạy nghề phổ thông sẽ phải đổi mới theo hướng tích cực, hiệu quả hơn, gắn lý thuyết với thực hành và thực tiễn; đồng thời, mở rộng thêm các nghề phổ thông mới phù hợp với nhu cầu của học sinh. Đó cũng là yêu cầu đặt ra cho các trường, trung tâm dạy nghề cho học sinh khối THCS trong tình hình mới.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết

Trước kỳ nghỉ Tết, nhiều trường học tổ chức các hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền vừa tạo không khí vui tươi, vừa giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh.

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết
Học sinh vui Tết, đón xuân

“Tết đoàn kết – phiên chợ nghĩa tình” là hoạt động trải nghiệm Tết Huế dành cho các em học sinh của Trường tiểu học Vĩnh Ninh (Quận Thuận Hóa), diễn ra ngày 24/1.

Học sinh vui Tết, đón xuân
TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG:
Giữ nguyên phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) kèm Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT, việc tuyển sinh vào lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương vẫn không thay đổi, giữ nguyên phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Giữ nguyên phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh
“Dạy người”

Việc cân bằng “dạy chữ” và “dạy người” theo định hướng phát triển năng lực người học giúp học sinh phát huy những phẩm chất tốt đẹp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

“Dạy người”

TIN MỚI

Return to top