ClockThứ Năm, 30/03/2023 14:25

Cải tiến chất lượng hậu kiểm định

TTH - Các đơn vị đào tạo đại học (ĐH) đã chú trọng hơn công tác kiểm định chất lượng (KĐCL) cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo. Vấn đề quan trọng không kém là sau kiểm định, việc cải tiến chất lượng phải thường xuyên, liên tục.

Kết nối, lan tỏa khát vọng khởi nghiệp của học sinh, sinh viênKhai mạc trường xuân quốc tế về “đại số giao hoán tính toán”

leftcenterrightdel
 Sau kiểm định, các trường quan tâm cải tiến nhiều lĩnh vực

Nhiều vấn đề đặt ra

Xem các khuyến nghị của Trung tâm KĐCL giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội dành cho Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế, mới thấy mặc dù đạt đến 83,6% các tiêu chí kiểm định cơ sở giáo dục, song đoàn chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm cần phải cải tiến chất lượng. Trong đó, nhà trường cần tổ chức thảo luận rộng rãi với cán bộ viên chức, các bên liên quan để xác định rõ định hướng phát triển thành trường ĐH định hướng nghiên cứu; cần rà soát quy hoạch đội ngũ giảng viên để có kế hoạch tuyển bổ sung và phân công giảng dạy hợp lý. Nhà trường cũng cần xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học mũi nhọn, trọng tâm, trọng điểm dựa trên thế mạnh, lĩnh vực nghiên cứu…

Thời gian qua, KĐCL cơ sở giáo dục và kiểm định chương trình đào tạo được các trường ĐH đặc biệt quan tâm. Kiểm định đóng vai trò như một “con dấu phê duyệt” cho cơ sở giáo dục ĐH hoặc chương trình đào tạo, cho thấy rằng đã đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn nhất định về chất lượng giáo dục. Trên thực tế, kiểm định quan trọng, hậu kiểm định càng quan trọng hơn, khi các trường cần soi chiếu “thước đo” kiểm định, dựa trên những khuyến nghị của Trung tâm KĐCL để cải tiến chất lượng.

TS. Trần Thị Thu Trang, Trưởng phòng Khảo thí - Bảo đảm chất lượng giáo dục, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế cho biết, căn cứ những khuyến nghị của các chuyên gia đánh giá ngoài thuộc Trung tâm KĐCL giáo dục, đơn vị đào tạo phải tập trung cải tiến chất lượng theo lộ trình từng bước, xây dựng kế hoạch cải tiến theo từng kỳ và từng năm. Những tiêu chí, tiêu chuẩn liên quan phòng, ban, đơn vị nào thì đơn vị ấy được giao làm đầu mối. Đơn vị đào tạo thường xuyên rà soát việc cải tiến chất lượng và có các báo cáo thường kỳ.

leftcenterrightdel
 Các chuyên gia đánh giá ngoài gặp gỡ, trao đổi với nhiều đối tượng từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị đào tạo

Giá trị KĐCL không mang tính vĩnh viễn. Điều đó bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH sau khi nhận được giấy chứng nhận kiểm định không tự thỏa mãn mà phải có chiến lược, kế hoạch cải thiện liên tục chất lượng. “Sau khi KĐCL chu kỳ 1 giai đoạn 5 năm, khoảng tháng 6 năm nay, trường tiếp tục thực kiện kiểm định chu kỳ 2 (giai đoạn 2018 - 2023). Ngoài kiểm định cơ sở giáo dục, cũng phải thực hiện kiểm định các chương trình đào tạo theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của kiểm định chất lượng AUN-QA (tổ chức bảo đảm chất lượng của Mạng lưới các trường ĐH ASEAN)”, TS. Trang khẳng định.

Theo đại diện lãnh đạo Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế, việc cải tiến chất lượng hậu kiểm định phải được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả. Yêu cầu bắt buộc là trong lần kiểm định chu kỳ tiếp theo, phải đạt cao hơn so với chu kỳ trước đó. Rất nhiều nội dung công việc được thực hiện liên quan tất cả các mặt hoạt động của nhà trường, kể cả những điểm mạnh, điểm yếu mà các chuyên gia đánh giá ngoài chỉ ra. Trong đó, phải thường xuyên lấy ý kiến các thành phần chủ chốt, tiến hành các hội nghị để khảo sát, trao đổi lấy ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan trên địa phương, cán bộ giảng viên về sứ mạng và mục tiêu của nhà trường; xây dựng các kế hoạch và tổ chức khảo sát lấy ý kiến của thị trường sử dụng lao động và cựu sinh viên, đánh giá và dự đoán về nhu cầu của xã hội…

Tìm giải pháp cho những tiêu chí khó

Vẫn còn nhiều tiêu chí khó. Chưa có đơn vị nào đạt 100% chất lượng qua kiểm định. Ở nhiều cơ sở giáo dục ĐH, những tiêu chí khó dường như có điểm chung, liên quan những vấn đề như: đa dạng nguồn thu, nhất là gia tăng các nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ; vấn đề nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong khối ngành xã hội nhân văn; đầu tư cơ sở vật chất, thư viện hiện đại; đánh giá chất lượng toàn bộ ngân hàng đề thi…

Vấn đề trên đòi hỏi các trường phải xây dựng các chiến lược dài hơi, tìm giải pháp để đáp ứng tiêu chí khó. Để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, phải xây dựng lộ trình từng bước với các chỉ tiêu cụ thể.

Đơn cử như việc phát triển các nguồn thu, các đơn vị phải xây dựng kế hoạch cho từng năm gắn với lộ trình tự chủ từng bước, đồng thời thúc đẩy liên kết các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trong việc đặt hàng và thực hiện các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ. Ở vai trò của ĐH Huế, cũng cần nghiên cứu, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ khoa học công nghệ để các trường thực hiện hiệu quả.

Theo PGS.TS. Trần Ngọc Tuyền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế, một trong những giải pháp căn cơ nhà trường hướng đến là thành lập đơn vị chuyên trách, tập trung các đề tài theo định hướng dụng để tạo nguồn thu.

Các đơn vị trong cùng khối ngành đào tạo cũng nên ngồi lại, thảo luận và tìm ra các giải pháp gỡ khó. Trên cơ sở kinh nghiệm của các đơn vị đào tạo trong nước và quốc tế, các trường cần tập trung nghiên cứu, rà soát kỹ các mặt hoạt động gắn với tình hình thực tiễn của đơn vị mình để linh hoạt vận dụng các giải pháp phù hợp.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát

Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp là một trong những thành quả quan trọng của việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng chính sách.

Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát

TIN MỚI

Return to top