ClockThứ Tư, 03/07/2019 13:48

Bằng Đại học chính quy và tại chức chính thức có giá trị ngang nhau

Từ tháng 7/2019, Luật Giáo dục Đại học sử đổi 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua chính thức có hiệu lực.

Bộ GD-ĐT lý giải không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chứcChuyện cần rút kinh nghiệm từ một tấm bằng tại chức

Theo đó, một trong số các quy định mới góp phần tạo điều kiện cho các sinh viên dù được đào tạo theo hình thức khác nhau nhưng khi tốt nghiệp đẳng đại học được công nhận như nhau, có cơ hội ngang nhau trong việc tuyển dụng lao động.

Ảnh minh họa

Cụ thể, khoản 23 Điều 1 Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 quy định rõ: “Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.

Bên cạnh đó, quy định "người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng”. 

Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy, quy định mới khuyến khích cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên, phát triển và ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.

Thay vì ưu tiên tuyển dụng người có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật giáo dục đại học 2012.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện cần rút kinh nghiệm từ một tấm bằng tại chức

Báo Thừa Thiên Huế vừa nhận được đơn khiếu nại của bà Bùi Thị Thu Hòa ở xóm 2, thôn Xuân Phổ, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) khiếu nại về việc bà đã học lớp Anh K25A hệ chính quy Trường đại học Khoa học Huế, khóa 2001-2005, nhưng khi tốt nghiệp lại chỉ được cấp văn bằng hệ tại chức…

Chuyện cần rút kinh nghiệm từ một tấm bằng tại chức

TIN MỚI

Return to top