ClockThứ Ba, 11/12/2018 15:03

Làm thêm, bớt… học

TTH - Làm thêm để trải nghiệm rất đáng khuyến khích, song thực trạng sinh viên lao vào việc làm thêm, bỏ bê học tập khiến kết quả ảnh hưởng lại đáng báo động.

Sinh viên & chuyện làm thêmLàm thêm để trau dồi ngoại ngữMuôn nẻo làm thêm

Việc làm thêm tại các quán cà phê khiến sinh viên tốn nhiều thời gian (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng kết quả học tập

T.T.Q.N, sinh viên một cơ sở giáo dục thuộc Đại học (ĐH) Huế kể, em bắt đầu đi làm thêm vào năm thứ hai, từ mong muốn trải nghiệm, học tập bên ngoài xã hội. Thu nhập khá, nên Q.N “nỗ lực” hơn để đổi điện thoại, sắm áo quần. Dần dần, nhu cầu các khoản ngoài ăn, ở tăng lên và việc làm thêm trở nên cần thiết. Đổi lại, giờ học bị thu hẹp, có khi đến sát ngày thi, Q.N. mới cầm đến giáo trình để ôn. “Làm về muộn. Ăn uống, về sinh cá nhân cũng đã khuya nên nằm xuống là ngủ mà không nghĩ gì đến bài vở”, Q.N. thật lòng.

Chuyện của Q.N là trăn trở của các cơ sở giáo dục ĐH, cao đẳng hiện nay, bởi những trường hợp tương tự là không ít. TS. Nguyễn Quang Phục, Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế cho biết, chưa có những con số thống kê cụ thể, song không phủ nhận tình trạng một số sinh viên vắng học hay lên lớp gật gù buồn ngủ, chất lượng học tập bị ảnh hưởng. Đáng nói, nhu cầu sinh viên làm thêm rất cao, việc bố trí giờ giấc đi làm đôi khi phải phụ thuộc vào đơn vị tuyển dụng. Sinh viên làm thêm các công việc, như phụ quán cà phê, quán nhậu… thường về khá muộn, thời gian tự học ít nhiều bị ảnh hưởng.

Quá trình tìm hiểu, chúng tôi gặp không ít trường hợp phải học cải thiện hay kết quả học tập thấp, chỉ vì thiếu thời gian đầu tư cho việc học. H.T.C, sinh viên vừa tốt nghiệp chia sẻ: “Em ra trường muộn 6 tháng do chưa hoàn thành chương trình học nên phải học lại. Thực tế, một phần nguyên nhân cũng do em dành thời gian nhiều cho việc làm thêm”.

Định hướng và hỗ trợ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên “mải mê” làm thêm, trong đó có những lý do khách quan từ điều kiện hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn thuyết phục khi hiện nay, chính sách hỗ trợ cho sinh viên của Nhà nước và nguồn vận động của nhà trường từ các đơn vị, doanh nghiệp là khá nhiều, có thể giúp đỡ phần nào cho người học. Phạm Xuân Quý, sinh viên (Trường ĐH Sư phạm) đạt nhiều giải thưởng Olympic toán học nói như minh chứng: “Gia đình em cận nghèo và cũng được hỗ trợ nhiều trong học tập. Em cũng có đi làm thêm nhưng chia sẻ thời gian hợp lý, vì thế vẫn đạt kết quả tốt. Nếu đầu tư học tập nghiêm túc, học bổng cũng có thể giúp sinh viên trang trải rất nhiều”.

Theo nhiều sinh viên, nguyên nhân chủ quan cũng không ít. Tuy nguồn thu nhập từ việc làm thêm không quá cao, song so với sinh viên bắt đầu làm việc để kiếm tiền, kinh phí họ kiếm được hằng tháng cộng với nguồn hỗ trợ gia đình, đủ để họ mua sắm, phục vụ các cuộc vui cùng bạn bè. Một số sinh viên còn có suy nghĩ “thích đi làm hơn đi học”.

Về phía cơ sở giáo dục, dù rất trăn trở, song theo lãnh đạo các trường, rất khó để ngăn cấm sinh viên. Phương pháp học theo tín chỉ cho phép người học chủ động bố trí thời gian, lịch học. Đồng thời chú trọng yếu tố tự học, vai trò chính của giảng viên là hướng dẫn. Trái lại, ý thức tự học của sinh viên kém, nhiều sinh viên lại “ưu tiên” thời gian cho việc làm thêm nên gần như chuyện tự học, tự nghiên cứu rất thấp.

Rõ ràng, làm thêm để ảnh hưởng việc học thì nhận thức từ phía chủ quan người học là quan trọng nhất. Nếu sinh viên không ý thức được tầm quan trọng của việc học kiến thức và kỹ năng tại trường thì vấn đề trên rất khó giải quyết. Điều này đồng nghĩa, thay đổi nhận thức sinh viên là giải pháp quan trọng.

Các trường cần có những khảo sát, đánh giá cụ thể về vấn đề làm thêm của sinh viên từ đó đưa ra những phân tích, dẫn chứng cụ thể tạo sức thuyết phục khi tuyên truyền cho sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên, ban cán sự các lớp cũng cần nắm kỹ tình hình sinh viên, nhất là những trường hợp thực sự khó khăn để kịp thời động viên, giúp đỡ.

Nhà trường có thể liên kết với các tổ chức xã hội thành lập các mô hình trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm tư vấn ngay trong phạm vi trường học. Riêng các câu lạc bộ hỗ trợ sinh viên cũng có thể nghiên cứu, xây dựng đề án hỗ trợ việc làm, tư vấn và tìm việc làm cho sinh viên. Ngoài ra, với mối quan hệ hợp tác tốt với doanh nghiệp, trường và các khoa chuyên môn có thể tạo ra các cơ hội thực hành làm việc tại doanh nghiệp (có hỗ trợ kinh phí) như hướng đi một số đơn vị đã làm, điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho các bên.

Một trong những định hướng lớn hiện nay là phát triển phong trào khởi nghiệp và nhiều sinh viên cũng có thể kiếm ra tiền từ các ý tưởng hay. Nhà trường cần có những cơ chế, khuyến khích, hỗ trợ sinh viên tham gia các ý tưởng, dự án qua đó tạo ra cơ hội việc làm nhưng phát huy được năng lực, kiến thức chuyên môn.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Xu thế việc làm trong thời kỳ số

Cán cân giữa lao động chính thức và phi chính thức đang có sự dịch chuyển không chỉ phạm vi cả nước mà ngay ở địa phương. Nhất là khi có nhiều ngành nghề mới hình thành trong thời đại công nghệ số, người lao động càng phải chủ động, thích ứng, tự học để duy trì công việc và thu nhập ổn định.

Xu thế việc làm trong thời kỳ số

TIN MỚI

Return to top