ClockThứ Ba, 16/01/2018 06:11

Quay lưng với nghèo

TTH - Một thời, vì nhiều lý do, không ít gia đình vẫn muốn... níu kéo cái nghèo. Còn bây giờ, một tín hiệu vui khi đã có 2.823 hộ gia đình ở Thừa Thiên Huế đăng ký và đã thoát nghèo thành công trong năm 2017.

Người dân chỉ muốn yên ổnCần sự phối hợp của người dânĐem đến sự hài lòng cho người dân

Hỗ trợ người nghèo bò giống

Không muốn ngoài cuộc

Khi hai con vào đại học, ông Hồ Nga ở thôn 1, xã Quảng Công (Quảng Điền) rơi vào hộ nghèo. Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, vợ bệnh nặng, ông Nga phải tất bật mọi việc nhưng phần lo thuốc thang, phần lo tiền học hành nên của nả cứ đội nón ra đi. Ba năm trước, ông Nga được Nhà nước hỗ trợ 7 triệu đồng mua bò giống. Ông mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách mua thêm một con nữa. Ông là học viên lớn tuổi, chịu khó khi tham gia các lớp học thú y để chăn nuôi bò hiệu quả. Giờ đây, ông có trong tay đàn bò 6 con trị giá hàng chục triệu đồng. Không còn xa nữa để người cha ấy mơ về một mái ấm đúng nghĩa, khi các con cũng đã trở thành giáo viên và kỹ sư nông nghiệp.

Điểm mới của hỗ trợ người nghèo hiện nay là chuyển từ cấp phát, cho không sang hỗ trợ con giống, cách làm ăn phù hợp. Nếu không đăng ký cam kết thoát nghèo theo lộ trình, họ sẽ đứng ngoài cuộc. Bà Kăn Lư ở thôn Pa Hy (Hồng Hạ) kể: “Ngày trước, cán bộ cho con gì thì mình nuôi con đó. Có lần, họ cho cặp heo nhưng tôi không có chuồng trại nên cứ thả rông, dịch bệnh nên heo chết, nghèo vẫn hoàn nghèo”. Còn bây giờ, giấc mơ có một đàn dê ngày ngày gặm cỏ trên triền đồi phía sau nhà sắp thành hiện thực. Bà Kăn Lư được tận tay đi chọn dê và học cách chăm sóc. Viễn cảnh thoát nghèo sắp thành hiện thực.

Xã Hồng Hạ (A Lưới) có hộ nghèo giảm dưới 25% trong năm 2017. Được trao quyền đề xuất cách thức giảm nghèo, 10 hộ nghèo ở  xã Hồng Hạ chọn phương thức nuôi bò và dê khi hội tụ ba yếu tố: có chuồng trại, có vườn cỏ và có lao động. Các ban ngành hỗ trợ chừng 70%, còn lại chính người nghèo tự thân vận động. “Hiểu rõ nguyên nhân, thực trạng của các hộ nghèo, chúng tôi có biện pháp cụ thể để hỗ trợ, giúp họ cải thiện điều kiện sống của từng người và cả gia đình”. Ông Phan Lương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, một trong ba đơn vị giúp xã Hồng Hạ chia sẻ.

 Mô hình nuôi trồng thủy sản giúp người dân phát triển kinh tế

Tiếp sức cho hộ nghèo

Số hộ nghèo giảm trong năm 2017 là 2.823 hộ, tương ứng 1,13% vượt chỉ tiêu của tỉnh đề ra là giảm 1,1%. Con số khá ấn tượng khi suốt thời gian dài nhiều hộ còn có tư tưởng không muốn thoát nghèo, thậm chí còn thể hiện rõ quyết tâm “bám trụ hộ nghèo”.

Bà Lại Thị Lan ở thôn Trường Hà, xã Vinh Phú (Phú Vang) trải lòng, bà thực sự do dự khi đăng ký thoát nghèo, bởi nhiều người không ủng hộ hành động của bà. Họ cho rằng, số tiền vay không nhiều, thế nên cứ giữ nguyên hộ nghèo để hưởng chính sách. Nhưng, bà vẫn quyết tâm vì lòng tự trọng, muốn chấm dứt khỏi cảnh nghèo đói sau nhiều năm thiếu trước, hụt sau vì làm ăn thất bát.

Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thẳng thắn: “Nguồn vốn vay trong thời gian tới sẽ nhiều hơn, có sự giám sát chặt chẽ hơn để người nghèo đầu tư chăn nuôi, sản xuất “ra tấm, ra món”, không bị hụt hơi giữa chừng. Chúng ta có thể cung cấp công cụ họ cần để tự mình “chiến đấu” thoát nghèo”.

Ngân sách 5 năm tới dành cho công tác giảm nghèo trong toàn tỉnh khoảng 470 tỷ đồng. Nguồn vốn để người nghèo vay với lãi suất ưu đãi rõ ràng không thiếu. Người nghèo có quyền hy vọng. Không lâu nữa, mỗi người nghèo sẽ có một mô hình thoát nghèo theo cách riêng. Nhà nào ít lao động, cứ túc tắc chọn mô hình, như nuôi bò nhốt chuồng, nuôi lợn nái F1, nuôi cá chình trong bể… Người nghèo có thể hợp sức với nhiều hộ trong thôn để mở rộng trang trại chăn nuôi, trồng trọt nhằm nhanh chóng thoát nghèo. Giao thông sẽ thông thoáng hơn khi nguồn lực tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp người dân thuận tiện trong việc buôn bán, đi lại.

Xóa đói, giảm nghèo không có một công thức chung. Hiệu quả nhất là xây dựng phương án cải thiện cuộc sống trên nền tảng tài sản và khả năng của người nghèo. Cần nhìn nhận họ như những người đóng góp, người tham gia tích cực chứ không phải chỉ là người nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác. Làm tốt điều đó thì trời sẽ không nỡ phụ và “nghèo ơi, xin chào” không còn là mơ ước.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xóa nghèo ở An Hòa: Hỗ trợ kịp thời, đúng người đúng việc

Phường An Hòa (TP. Huế) có địa bàn rộng, dân cư đông với hơn 3.400 hộ, trong đó đa số người dân sống dựa vào nông nghiệp, làm nghề thời vụ nên đời sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo. Song, nhờ triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nên năm 2024, phường đã “xóa” 6 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo toàn phường đến cuối tháng 10/2024 còn 15 hộ.

Xóa nghèo ở An Hòa Hỗ trợ kịp thời, đúng người đúng việc
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
TP. Huế triển khai rà soát hộ nghèo giai đoạn 2022 - 2025

Nội dung trên vừa được UBND TP. Huế triển khai nhằm rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố (viết tắt là rà soát hộ nghèo).

TP Huế triển khai rà soát hộ nghèo giai đoạn 2022 - 2025
Hương Vân giảm nghèo

Với nhiều giải pháp thiết thực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, phường Hương Vân trở thành đơn vị dẫn đầu của thị xã Hương Trà về công tác giảm nghèo.

Hương Vân giảm nghèo
Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo

Được chính quyền, hội đoàn thể hỗ trợ tư vấn một số mô hình kinh tế phù hợp, thông qua nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện A Lưới đã phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước thoát nghèo bền vững.

Vay vốn thực hiện mô hình nông nghiệp thoát nghèo

TIN MỚI

Return to top