ClockThứ Tư, 12/09/2018 11:23

Ngôi nhà “đặc biệt”

TTH - Đó là Phòng khám từ thiện Kim Long, tồn tại hơn 3 thập niên nằm bên dòng Hương Giang hiền hòa thơ mộng gắn liền với công việc tư vấn, khám, chữa bệnh miễn phí cho người có hoàn cảnh kém may mắn.

“Hành trình nhân ái vì sức khoẻ cộng đồng”Khám, tư vấn và điều trị phẫu thuật bệnh mắt miễn phí cho 2.000 bệnh nhânKhám, cấp thuốc miễn phí cho hơn 150 người nghèo và gia đình chính sáchTrung tâm Y tế thị xã Hương Trà khai trương phòng kính thuốcHơn 200 cán bộ công chức nghèo A Lưới được khám, cấp phát thuốc miễn phí

Phòng khám này ngoài 7 soeur (xơ) là y, bác sĩ còn có những con người mong muốn góp chút sức mọn cho đời, trong đó có những người có “H” đang hoạt động với phương châm: "Vui chung một niềm vui, đau chung một nỗi đau".

 Các xơ cấp phát thuốc miễn phí

Đồng hành cùng người bệnh

Thành lập vào năm 1992, nhưng trước đó ngôi nhà này đã ra đời do hai nữ tu- bác sĩ Bùi Thị Bông và Nguyễn Thị Điền điều hành; còn hiện nay là nữ tu, bác sĩ Nguyễn Thị Hiền.

Ban đầu, phòng khám đơn giản, thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Có tâm với nghề, với đời và lòng nhiệt thành với công việc, các xơ vượt qua bao trở ngại. Hàng ngày, ngoài việc chuyên môn, các y, bác sĩ còn vận động các cá nhân, tập thể có lòng hướng thiện đầu tư cơ sở, trang thiết bị phục vụ công tác KCB. Hiện, phòng khám khang trang, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu KCB miễn phí cho người dân gần xa.

Bình quân mỗi ngày có 50-100 bệnh nhân đến khám, cao điểm lên tới 150 bệnh nhân. Những người đến đây đủ thành phần, lứa tuổi; trong đó có những người đang mắc bệnh hiểm nghèo "thập tử nhất sinh". Không chỉ KCB miễn phí, đáng nói hơn chính là tấm lòng cảm thông, chia sẻ của các xơ đã góp phần làm vơi bớt nỗi đau của người bệnh. Nhiều trường hợp, người già, người bệnh không đủ sức đi lại, không thể đến phòng khám, các xơ không quản ngại đường sá tìm đến tận nhà.

Sự giúp đỡ nhiệt thành, điều trị bệnh tật của các xơ đã cứu nhiều bệnh nhân qua cơn nguy kịch, trở lại cuộc sống bình thường. Điển hình như vợ chồng bác Sửu (85 tuổi) ở phường Kim Long, TP. Huế. Trước đây, bác Sửu bị bệnh xương khớp, ăn không ngon, ngủ không yên giấc. Khi được các xơ điều trị, giờ đây bác Sửu không chỉ đi lại được mà còn đạp xe chở người thân thăm viếng bạn bè. Góp chuyện với chúng tôi, bác Sửu chia sẻ: "Trước đây, hai vợ chồng tôi bị bệnh xương khớp và chèn dây thần kinh nên đi lại rất khó. Khi ngỏ lời, các xơ đến tận nhà khám, điều trị nên bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, sức khỏe tốt lên nhiều".

Chuyện của vợ chồng bác Sửu là một trong muôn vàn câu chuyện đẹp khác để lại nhiều kỷ niệm sâu đậm cho những con người đã bước qua nghịch cảnh bệnh tật nhờ các xơ. Trong muôn vàn câu chuyện đẹp ấy chúng tôi nghe về chuyện bé L.T.T, ở Tứ Hạ (Hương Trà) mắc bệnh tim bẩm sinh. Vì gia đình nghèo không có tiền chữa trị, bé T. xanh xao từng ngày và mẹ bé luôn thấp thỏm lo sợ ngày "kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh” đến sớm. Thế mà, khi được người quen chỉ bảo, mẹ con bồng bế vào "gõ cửa" các xơ trình bày hoàn cảnh. Ban đầu, các xơ giật mình khi nghe chi phí phẫu thuật cho bé lên gần 2.700 USD. Một số tiền không hề nhỏ, các xơ xây dựng kế hoạch "lay động" những tấm lòng nhân ái đưa bé T. sang Pháp phẫu thuật để thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Khi bình phục, để tỏ lòng biết ơn đối với những người cứu sống mình, bé T. xin vào làm nhân viên giữ xe, vui vẻ tiếp đón niềm nở bệnh nhân tại Phòng khám từ thiện Kim Long...

Đến với bệnh nhân có "H"

Trước đây, những người mắc bệnh HIV/AIDS luôn chịu sự kỳ thị của xã hội, thậm chí là sự xa lánh của chính người thân. Vậy mà, phòng khám chính là "địa chỉ" giúp người có "H" tin tưởng, gửi gắm tâm tư, tình cảm. Những ngày đầu ra đời song cùng với KCB miễn phí cho người dân, các xơ triển khai các hoạt động thăm khám, tư vấn dành cho người có "H". Bấy giờ, phòng khám này là địa chỉ duy nhất ở Thừa Thiên Huế mà người có "H" được chăm sóc, tư vấn, điều trị mỗi ngày.

Theo lời các xơ kể, thời gian đó, phòng khám đã xây dựng được nhóm tình nguyện viên hằng ngày đến thăm hỏi, động viên, chăm sóc cho những người có "H" tại cộng đồng. Mùa nắng nóng hay mưa dầm buốt giá ở Huế, hễ nghe nơi đâu có người nhiễm "H" và bệnh nhân chuyển sang AIDS đang hấp hối hay qua đời là các xơ và tình nguyện viên tức tốc đến thăm viếng, an ủi, xoa dịu nỗi đau. Các xơ đến như những người bạn, công tâm và trách nhiệm. Có câu chuyện bệnh nhân mắc "H" hơn 20 năm về trước giờ nghe các xơ kể lại ai cũng xúc động. Đó là anh thanh niên ở một làng nghèo ven biển rơi vào trạng thái suy giảm miễn dịch giai đoạn cuối. Anh chuẩn bị mất mà bên cạnh không một người thân. Nghe tin, các xơ vượt hàng chục cây số về tận nơi, xắn tay cùng đội thiện nguyện lo khâm liệm, mai táng theo đúng quy trình của Bộ Y tế.

Tôi hỏi con số người nhiễm "H" rơi vào cảnh tuyệt vọng được các xơ quan tâm giúp đỡ, thay câu trả lời, các xơ chỉ cười, những nụ cười điềm đạm, hiền từ. Trong ánh mắt các xơ, tôi nhận ra lòng hướng thiện bao dung khi giúp đời, giúp người có “H” tiếp tục sống, sống tốt mà không thể nói bằng lời. Bên cạnh chăm sóc các bệnh nhân có "H", các xơ và nhóm thiện nguyện viên đã đến gặp người dân vạn đò có trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế khó khăn để truyền thông nhằm giúp người dân có thêm kiến thức về HIV/AIDS, tránh những rủi ro thiên tai bão lũ. Giúp họ và người thân có "H" biết cách chăm sóc bản thân, tạo thêm niềm vui, mang thêm tình yêu thương, cảm thông giúp họ có thêm động lực sống tự tin hòa nhập cộng đồng.

Không những thế, các xơ còn quan tâm chia sẻ với số phận không may, như các trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ... Những dịp lễ tết Quốc tế thiếu nhi, trung thu... các em luôn đón nhận niềm vui chia sẻ của các xơ với những bữa tiệc đầy ắp tình yêu thương. Ở đó, các em cảm nhận được những điều có thật chứ không phải là điều mơ ước. Những chương trình ấm áp, đầy tính nhân văn và ý nghĩa nhất đến với các em là chương trình “Xuân yêu thương” mà các xơ tổ chức hằng năm. Vào Ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12) mọi năm, tại phòng khám tổ chức nhiều chương trình giao lưu, động viên, khích lệ giúp người có "H" trên địa bàn, các tỉnh lân cận nhận ra cuộc đời này còn nhiều ý nghĩa, bên họ vẫn luôn có những tấm lòng tốt để đồng hành vượt qua, hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội.

Mới đây, trò chuyện với bác sĩ CK II Trần Thị Ngọc, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, người có nhiều năm đồng hành với hoạt động phòng chống "H" ở địa phương. Chị nói, trước năm 2007, khi chưa thành lập Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Phòng khám từ thiện Kim Long làm rất tốt về vấn đề chăm sóc, điều trị, tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ người nhiễm “H”. Các xơ cùng đội tình nguyện viên tham gia khâm liệm và mai táng khi người nhiễm “H” qua đời. Hiện tại, phòng khám không còn điều trị nhưng công tác chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ giúp người nhiễm “H” tại cộng đồng vẫn duy trì. Giữa phòng khám và trung tâm (hiện là Khoa Phòng chống HIV/AIDS-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) vẫn có sự kết hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc người có “H”, như tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông hỗ trợ kiến thức phòng, chống bệnh HIV/AIDS cho người nhà và bệnh nhân, các tình nguyện viên...

Hoạt động ở Phòng khám từ thiện Kim Long là nghĩa cử cao đẹp của các nữ tu sống “tốt đời đẹp đạo” trên vùng sông Hương, núi Ngự.

Bài, ảnh:  Minh Phái

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo

Tập trung phát triển sản xuất song song với đẩy mạnh công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Nhân Đạo trực thuộc Hội Người mù (HNM) TP. Huế (gọi tắt là HTX Nhân Đạo) đã duy trì hoạt động hiệu quả, từ đó tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên khiếm thị.

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng:
Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 5/11, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) tại tổ dân phố 11, phường Kim Long, TP. Huế.

Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực
Ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết

Với phương châm “Tất cả vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong năm 2024, ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động được trên 85,5 tỷ đồng xây dựng mới, sửa chữa 2022 nhà Đại đoàn kết (ĐĐK), giúp người nghèo có nơi an cư, thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết

TIN MỚI

Return to top