ClockThứ Năm, 01/03/2018 08:44

Ngã ba Sình thoáng hiện bóng anh hùng

TTH - Về Sình xem hội vật vào ngày 10 tháng Giêng, chúng tôi sớm hòa với không khí lễ hội nô nức, với cảnh vật “bừng lên màu dân tộc”. Khi hội vật tạm nghỉ trưa, lòng lắng lại, nghe tiếng gà trưa lại xôn xao hoài cảm. Chúng tôi theo một ngõ nhỏ làng Sình, ra phía sông Hương, thăm lại ngôi đình cổ Lại Ân, nhờ một bóng cây để ngồi nghỉ và tha hồ ngắm sông nước ngã ba Sình.

Đến hẹn về xem vật làng SìnhHấp dẫn vật SìnhHội vật làng Sình: Đề cao tinh thần thượng võ

Ngã ba sông này vang bóng một thời liệt oanh của dòng chảy lịch sử. Hơn 700 năm, biết bao anh hùng nước Việt đã qua đây, thành bại với những quyết định, khi ngược dòng hay xuôi dòng trên những con thuyền định mệnh. Kể chi thành bại, các ngài đã thành nhân và lịch sử đã ghi danh.

Các ngài Lý Thái Tôn, Trần Nhân Tôn, Huyền Trân, Đoàn Nhữ Hài, Hồ Quý Ly, Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng, Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Chân, Trần Nguyên Hãn, Lê Bôi, Nguyễn Hoàng… đã hiện về lấp lánh mặt nước ngã ba sông, vời vợi sóng lòng hoài cảm về những năm tháng hào hùng lẫn bi thương.

Ở ngã ba sông này, từ năm 1765 đến 1802 ghi dấu những nhân vật lịch sử thời Tây Sơn bi tráng. Năm 1765, có người Huế văn võ toàn tài, từ làng Thủ Lễ vào Quy Nhơn để ươm mầm một phong trào nông dân khởi nghĩa. Đêm định mệnh năm1765, tại tư gia của quan ngoại tả Trương Văn Hạnh, máu lửa đã bùng lên, phần lớn thành viên gia đình nhà quan họ Trương đều bị sát hại. Riêng có môn khách trẻ tuổi, giỏi cả văn lẫn võ, đang làm gia sư nhà Trương ngoại tả đã trốn thoát, lội sông Bồ, qua ngã ba Sình, xong kiếm đò dọc về phá Tam Giang, rồi trốn vào Quy Nhơn. Người ấy là thầy Trương Văn Hiến, đã mở trường và đào tạo Tây Sơn tam kiệt, trong đó kiệt hiệt nhất là Nguyễn Huệ.

Hai mươi hai năm sau, mùa hè 1786, Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đã ngang qua đây, chỉ huy đoàn thuyền chiến hùng mạnh, sớm tiêu diệt quân Lê - Trịnh đang đóng ở thành Phú Xuân và người học trò xuất sắc của thầy Hiến đã làm nên những chiến công lưu danh thiên cổ.

Mười sáu năm sau, 1801, nơi ngã ba Sình này lại đón nhận thi thể một vị trung thần tuyệt hảo của triều Tây Sơn, ấy là Trung thư phụng chính Trần Văn Kỷ. Tháng năm 1801, Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh chiếm kinh thành Phú Xuân, Trần Văn Kỷ trốn về quê là làng Vân Trình (làng Rào) nhưng sớm bị bắt. Nguyễn Vương muốn dùng ông nhưng ông từ chối, cuối cùng ông bị khép tội chết. Không chọn “Tam ban triều điển”, ông xin về quê bái yết từ đường trước khi phục pháp. Tuy nhiên, đến ngã ba Sình, trước đình Lại Ân ông hô to “Trung thần bất sự nhị quân” rồi trầm mình vào ngày 19 tháng 11 năm Tân Dậu (24 - 12 - 1801).                        

Lấy đình Lại Ân làm tâm rồi quay một vòng bán kính khoảng 4 cây số, sẽ có một vùng văn hóa lịch sử quan trọng. Thời Trần - Hồ - Hậu Trần có thành cổ Hóa Châu, trong thành có làng Thành Trung với di tích Miếu Vua (Hậu Trần), mộ khai canh, họ Hồ, của làng Thế Lại; lại có miếu cổ thờ Huyền Trân ở Sịa. Phía nam đình Lại Ân lại có đền thờ Đặng Tất ở Thế Vinh. Thời Lê sơ có hai miếu thành hoàng thờ hai nhân thần nữ, phi của vua Lê Nhân Tôn ở làng Triều Sơn Trung; lại có đình làng Nam Phổ thờ Võ Tử Thành (Võ Hoàng Thành) thời vua Lê Thánh Tôn. Thời chúa Nguyễn có chùa Sùng Hóa ở Lại Ân do chúa Nguyễn Hoàng tôn tạo, có đình Thủy Tú thờ nhân thần họ Nguyễn (tướng chỉ huy thủy quân) và thờ Bà Tơ (từng giúp chúa Nguyễn xuôi Nam khi quân Lê-Trịnh chiếm Phú Xuân)… Đặc biệt có những làng nghề nổi tiếng, làng Sình với tranh khắc, làng Thanh Tiên làm hoa giấy, làng Mậu Tài làm kim may,… Nghĩ, các cơ quan hữu quan không thể bỏ qua vùng văn hóa lịch sử nêu trên về bảo tồn, về phát triển du lịch vậy.

Trần Viết Điền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tặng quà cho các Anh hùng lực lượng vũ trang

Chiều 19/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức trao quà tặng của Quân ủy Trung ương- Bộ Quốc phòng cho các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Tặng quà cho các Anh hùng lực lượng vũ trang
Viết tiếp khúc ca khải hoàn

Ngày 10/10/1954, cả Thủ đô rực rỡ cờ hoa đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 70 năm sau, phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân Hà Nội đang viết tiếp khúc khải hoàn, đưa Thủ đô vững bước trên chặng đường phát triển mới.

Viết tiếp khúc ca khải hoàn
Đồn Biên phòng Phong Hải tổ chức gặp mặt giữa hai Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng

Chiều 6/9, Đồn Biên phòng Phong Hải chủ trì, phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương xã Điền Hương và Điền Lộc (Phong Điền) tổ chức cuộc gặp mặt giữa hai Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng là Mẹ Lê Thị Hài (SN 1929, trú tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền) và Mẹ Lê Thị Tất (SN 1931, trú tại xã Điền Hương, huyện Phong Điền).

Đồn Biên phòng Phong Hải tổ chức gặp mặt giữa hai Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng

TIN MỚI

Return to top