ClockThứ Ba, 19/12/2017 18:57

Triển khai Nghị quyết phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan lập Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) cần sát tình hình thực tiễn cơ sởDấu mốc khi thông qua 2 nghị quyết về lĩnh vực y tếQuán triệt Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 cho cán bộ công đoànTriển khai thực hiện tốt các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5Bám sát thực tiễn, triển khai thực hiện tốt nghị quyết

Thủ tướng lưu ý khi lập Chương trình hành động cần xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp chính gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng bộ, ngành, địa phương, thời gian thực hiện, những kết quả chủ yếu cần đạt được bảo đảm tính khoa học, khả thi; chú trọng công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát hàng năm tiến độ thực hiện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước tháng 2/2018.

Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết và Chương trình hành động tổng thể ban hành Kế hoạch chi tiết, tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; chủ động bố trí kinh phí để thực hiện; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc triển khai thực hiện để đưa Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, thúc đẩy phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long; hàng năm trước ngày 15/12 báo cáo cụ thể tình hình thực hiện, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top