ClockThứ Năm, 18/06/2020 18:11

Ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường

TTH.VN - Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 18/6, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Chí Tài đã có bài phát biểu tại hội trường tham gia thảo luận về Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Vẽ tranh kêu gọi bảo vệ môi trườngHàng trăm chiến sĩ, sinh viên, học sinh dọn vệ sinh môi trường biểnHơn 200 người nhặt rác, đạp xe vì môi trườngHướng đến Luật Bảo vệ môi trường thống nhất, thay đổi căn bản phương thức quản lýChính phủ trình dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)Tiết kiệm năng lượng & bảo vệ môi trườngMô hình nhỏ, ý nghĩa lớnHình thành những “Tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp, trật tự trị an”

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Chí Tài tham gia phát biểu tại hội trường

Thu phí rác thải theo khối lượng

Qua nghiên cứu dự thảo Luật bảo vệ môi trường (BVMT- sửa đổi), đại biểu Nguyễn Chí Tài nhận thấy dự thảo luật được đầu tư sửa đổi rất toàn diện; nhiều quan điểm, chủ trương của Đảng được cụ thể hóa trong dự thảo Luật, đồng thời dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động BVMT.

Cùng với đó, trách nhiệm QLNN về BVMT, nhiều chính sách mới được đưa vào dự thảo luật như: tín dụng xanh, trái phiếu xanh, nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn.... theo hướng đổi mới mạnh mẽ cơ chế, biện pháp, công cụ quản lý trong hoạt động BVMT; tiếp cận, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế; khuyến khích, thúc đẩy ngành công nghiệp môi trường, từng bước xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, đưa công tác BVMT sang giai đoạn mới phù hợp với thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Đại biểu Nguyễn Chí Tài thống nhất quan điểm và nguyên tắc việc thu phí rác thải sinh hoạt được tính theo khối lượng, không thu phí rác “đổ đồng” mà tính trên cơ sở “ai xả rác nhiều hơn phải trả tiền nhiều hơn".

Đại biểu cho rằng, việc thu phí rác thải theo nguyên tắc trên rất bình đẳng và khách quan, khoa học và hợp lý khắc phục được tình trạng đánh đồng bình quân, thu theo kiểu hộ gia đình, tiến tới phương thức thu phí tính trên lượng rác, đo bằng khối lượng và thể tích cụ thể. Đồng thời với việc thiết kế nội dung này, không quy định cụ thể trong dự thảo luật mà sẽ đưa ra nguyên tắc, trên cơ sở đó giao trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật...

Tăng phân loại rác thải tại nguồn

Cần tăng cường nguồn lực cho công tác phân loại rác thải tại nguồn

Về vấn đề quản lý chất thải, đại biểu Nguyễn Chí Tài nhận thấy dự thảo luật có nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung theo hướng tiến bộ, chặt chẽ hơn so với Luật BVMT năm 2014. Việc các hộ gia đình, cá nhân ở các đô thị phải phân loại, lưu giữ chất thải sau khi phân loại trong các bao bì, thiết bị chứa; trong đó chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phải được lưu chứa trong các bao bì, thiết bị chứa bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường tại Điều 79, là rất cần thiết, điều này sẽ góp phần rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao ý thức phân loại rác đầu nguồn của người dân, tiết kiệm được chi phí thu gom rác thải trong sinh hoạt.

Để vấn đề triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, đại biểu đề nghị cần kiên trì tuyên truyền vận động, nâng cao năng lực và ý thức của người dân, đầu tư các trang thiết bị để có các giải pháp đồng bộ từ việc phân loại rác của người dân, quá trình vận chuyển cho đến khâu xử lý cuối cùng của quá trình thu gom, phân loại. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát của người dân, của cộng đồng cũng như có chế tài xử phạt để nâng cao hơn nữa hiệu lực của công tác quản lý nhà nước.

Ngoài ra, đây là vấn đề mới, quá trình triển khai thực hiện trong giai đoạn đầu chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, có lộ trình thực hiện hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương.

Tăng chi ngân sách nhà nước cho công tác BVMT

Các địa phương ra quân vớt bèo làm sạch môi trường ở nông thôn

Đại biểu Nguyễn Chí Tài cho rằng, môi trường có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia trong hiện tại và cả trong tương lai, Đảng và Nhà nước ta xác định Kinh tế - Xã hội – Môi trường là một trong ba trụ cột chủ yếu của nền kinh tế. Để công tác BVMT ngày càng hiệu quả đáp ứng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đại biểu đồng tình việc bổ sung quy định trong dự thảo Luật về ngân sách nhà nước cho BVMT và quy định mục chi sự nghiệp BVMT có tính chất đầu tư; nhất trí tăng chi ngân sách nhà nước đảm bào mức chi tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng các yêu cầu về BVMT.

Đối với Quỹ bảo vệ môi trường, đây là nguồn lực tài chính hỗ trợ rất lớn cho các địa phương trong hoạt động BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên để triển khai thực hiện các nguồn lực kinh phí của Quỹ có hiệu quả cần bổ sung quy định cụ thể, rõ ràng hơn về nguyên tắc huy động, sử dụng quỹ, nội dung chi của quỹ theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để việc triển khai thực hiện đạt được kết quả cao nhất.

Công tác BVMT là vấn đề lớn, tác động sâu sắc đến nhiều hoạt động của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong công tác BVMT có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ngoài việc tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, việc triển khai thực hiện các mô hình, các phong trào BVMT là rất thiết thực và hiệu quả. Từ thực tiễn địa phương Thừa Thiên Huế, trong thời gian qua việc triển khai thực hiện các phong trào “Ngày chủ nhật xanh”, “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần” đã được triển khai thực hiện rất thành công, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia góp phần thay đổi nhận thức và thói quen của người dân trong công tác BVMT.

Chính vì vậy, ngoài việc quy định các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào trong công tác bảo vệ môi trường như ở dự thảo luật BVMT (sửa đổi) lần này, tôi kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm hơn đến vấn đề này.

Thái Bình (ghi)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

TIN MỚI

Return to top