ClockThứ Ba, 24/10/2023 16:52

Sớm khắc phục khó khăn để ổn định kinh tế - xã hội

TTH.VN - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Ngày 24/10, Quốc hội bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn99,5 % kiến nghị của cử tri được giải quyết, trả lờiKhai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Hà NộiCử tri mong muốn các dự án luật sẽ mang mang tính đột phá cao

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trưởng Lưu nêu ý kiến tại buổi thảo luận tại tổ 

Thảo luận tại tổ 4 gồm các đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH): Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, đa số ý kiến các đại biểu đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương trong điều hành nền kinh tế, song, các đại biểu cũng cho rằng cần có giải pháp căn cơ hơn nữa trong việc khắc phục các điểm nghẽn, hạn chế.

Tham gia thảo luận, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh những khó khăn về kinh tế vẫn chưa được tháo gỡ.

Ông Lưu dẫn chứng về công tác chuyển tiếp Luật Đất đai năm 2003 đến năm 2013 đã gây nên những khó khăn, ông nói: “Một số dự án bất động sản trước đây khi cấp đất, giao đất là bàn giao các thủ tục hành chính, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, tuy nhiên đến Luật Đất đai 2013 lại yêu cầu giá đất được tính tại thời điểm giao đất. Điều này gây khó khăn cho những dự án trước đã nộp tiền, đến khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không biết phải tính toán theo giá nào”.

Đại biểu Lê Trường Lưu cũng cho rằng, cơ chế xử lý vi phạm liên quan đến các dự án bất động sản cũng cần có cơ chế chung. Đồng thời, chỉ ra thực trạng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khó khăn dẫn đến lực lượng lao động trong lĩnh vực này cũng thất nghiệp. “Thị trường bất động sản tác động lớn đến nền kinh tế, cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời”, đại biểu Lê Trường Lưu đề nghị.

Liên quan đến đề nghị của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội không cho chuyển nguồn 13.796 tỉ đồng đối với nguồn tăng thu ngân sách từ năm 2021 mà đưa vào giảm bội chi, theo đại biểu Lê Trường Lưu, Chính phủ cần rà soát, đánh giá lại, từ đó, đề nghị Quốc hội cho phép chuyển nguồn, vì nếu không chuyển nguồn thì các dự án không thể triển khai được trong thời gian tới.

Đánh giá về việc tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Hải Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh) phân tích dựa trên 4 động lực chính, đó là tiêu dùng trong dân cư, đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu đầu tư công, xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.

Theo đại biểu Nguyễn Hải Nam, theo thống kê, sức cầu trong dân rất yếu, một số chỉ tiêu tiêu thụ thấp như sữa, trứng; nợ xấu ngân hàng trong những tháng gần đây tăng đột biến, đáng lo ngại; chính sách tài khóa đầu tư công rất khó khăn, vướng mắc;… là những khó khăn hiện nay.

Đại biểu đề nghị cần có giải pháp quyết liệt hơn để giải quyết các vấn đề trên, trong đó đại biểu nhấn mạnh đến công tác cải cách các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật; sớm quan tâm đến thuế tối thiểu toàn cầu để duy trì lợi thế nguồn vốn FDI, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đại biểu Lê Hoài Trung quan tâm đến vấn đề kinh tế đối ngoại 

Còn với đại biểu Lê Hoài Trung (Đoàn ĐBQH tỉnh), những thành tựu đã đạt được về kinh tế - xã hội thời gian qua là nhờ nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị. Dù vậy, những nguyên nhân khách quan và chủ quan đang gây ra áp lực lớn cho nền kinh tế. Đại biểu mong muốn, thời gian tới cần ưu tiên giải quyết những vướng mắc liên quan đến giải ngân đầu tư công, hoạt động của doanh nghiệp, bởi đó là những vấn đề liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế. Ngoài ra, Quốc hội cũng cần có các đợt giám sát chuyên đề đối với các vấn đề còn vướng mắc để có ý kiến đối với Chính phủ.

Đại biểu Lê Hoài Trung cũng đề cao vai trò của kinh tế đối ngoại, cần nắm bắt cơ hội đầu tư nước ngoài; chuyển hướng thu hút đầu tư phù hợp với tình hình trong nước và thế giới.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu kiến nghị rà soát lại các nguyên nhân khiến các doanh nghiệp ngừng hoạt động 

Trước thực tế 5 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 chưa đạt, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Thị Sửu kiến nghị rà soát lại để tìm ra nguyên nhân.

Việc nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, theo nữ đại biểu, trong số đó có những doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm, ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc ảnh hưởng lớn đến người lao động, làm giảm tốc độ phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô. Bà Sửu cũng trăn trở về tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao, điều này chắc chắn xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động.

“Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tôi cho rằng cần đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, xác lập mối quan hệ này trong thời đại mới. Từ đó, triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả hơn”, bà Sửu nhấn mạnh.

* Chiều cùng ngày, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; thông qua danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.

LT
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top