ClockThứ Tư, 27/11/2019 06:00
KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY MẤT CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC (27/11/1929 – 27/11/2019)

Một nhân cách lớn

TTH - Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã có nhiều năm tháng gắn bó học tập, dạy học, thi cử, làm quan ở Cố đô Huế, để lại nhiều ân tình, kỷ niệm và tấm gương cho vùng đất di sản này.

Từ tuổi thơ gian khó đến Nhà khoa bảngKỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu

Dâng hoa tại lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lãnh, Đồng Tháp

Những tháng năm gắn bó với Huế

Năm Giáp Ngọ (1894), cụ Nguyễn Sinh Sắc thi đỗ cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An. Năm 1895, cụ vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo, cụ xin vào học tại Trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận. Tuy nhiên, học bổng của trường rất ít, không đủ để cụ sinh sống tại đất kinh đô. Vì vậy, cụ về quê bàn với gia đình đưa vợ con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ cụ học hành, đồng thời cũng có thời gian cụ chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế, nhờ người quen giới thiệu, cụ đã thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (nay là ngôi nhà di tích số 158 (số cũ 112) đường Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Ngôi nhà này đã chứng kiến những năm tháng miệt mài đèn sách, khổ công học hành của cụ Nguyễn Sinh Sắc, sự trung hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, chứng kiến sự lớn lên và trưởng thành của hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung. Đặc biệt, ngôi nhà này là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư là cậu bé Nguyễn Sinh Xin và cũng là nơi bà đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 33.

Năm 1898, sau khi cụ Nguyễn Sinh Sắc dự kỳ thi Hội lần thứ 2, khóa Mậu Tuất không đạt, cụ Sắc lại không được hưởng học bổng của Trường Quốc Tử Giám, nên kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, bà Hoàng Thị Loan đã bàn với chồng, tạm thời sinh sống ở đâu đó để giải quyết khó khăn và tiếp tục ôn thi Hội lần thứ 3. Thời gian này, cụ Sắc được ông Nguyễn Viết Chuyên, người làng Dương Nỗ (Phú Vang), là nhân viên của Bộ Hình mời về nhà ông Nguyễn Sĩ Độ ở làng Dương Nỗ dạy học cho các con cháu của mình đang chuẩn bị kỳ thi Hương.

Nhận lời mời của ông Chuyên, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã cùng hai người con là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung về ở tại ngôi nhà tranh, ba gian, hai chái của gia đình ông Độ ở tại làng Dương Nỗ, còn bà Hoàng Thị Loan vẫn sống một mình tại căn nhà số 112, Mai Thúc Loan, TP. Huế.

Năm Tân Sửu (1901), cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, năm 1906  nhậm chức  “Thừa Biện Bộ Lễ” và sau đó là Tri phủ lĩnh nhiệm Tri huyện Bình Khê (Bình Định).

Trong thời gian làm quan, cụ tìm gặp và kết thâm giao với các nhà nho yêu nước như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Vương Thúc Quý, Trương Gia Mô… Cụ luôn đứng về phía dân nghèo, trừng trị bọn cường hào ác bá. Vì vậy, từ vụ án một tên cường hào bị cụ bắt giam, sau đó thả về không lâu thì chết, cụ Sắc bị Triều đình giáng cấp dưới hình thức “cải bổ kinh chức” (tức là đổi về làm quan tại kinh đô).

Từ quan, cụ đi vào các tỉnh phía Nam. Cụ đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều thành phần ở những nơi cụ đến và sang tận Campuchia để truyền bá tư tưởng yêu nước thương dân. Năm 1917 và nhiều năm sau, cụ thường lui tới hoạt động ở làng Hòa An, Cao Lãnh tiếp tục truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong Nhân dân. Cụ mất vào ngày 27/10 năm Kỷ Tỵ nhằm ngày 27/11/1929, tại làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp, hưởng thọ 67 tuổi.

Nhân cách lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các con

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là nhà khoa bảng vào đầu thế kỷ XX. Lúc xã hội Việt Nam đang trăn trở chuyển mình tìm phương hướng giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân, thì cụ là “một nhà nho yêu nước theo kiểu riêng, chống Pháp không công khai mà lặng lẽ” như lời nhận định của thực dân Pháp.

 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhân cách lớn. Từ nhân cách đó đã toả ra những luồng ảnh hưởng và tác động đến các con của mình. Nguyễn Tất Thành có thể và đã tiếp nhận được những phẩm chất tốt đẹp từ tấm gương của người cha kính yêu để hình thành nên nhân cách và chí hướng cách mạng của mình.

Cụ Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho cấp tiến, có nhân cách cao thượng. Cụ xem thường lễ nghi phong kiến, khuyên răn con cái chớ học đòi phong dạng nhà quan, xem quan lại chỉ là kẻ nô lệ nhất trong đám người nô lệ, khinh rẻ uy quyền, coi trọng đạo đức, gìn giữ nếp sống trong sạch, giản dị, gần gũi Nhân dân, thương yêu học trò... Cụ cũng là người thức thời không bảo thủ, ủng hộ chủ trương cải cách và duy tân của Phan Chu Trinh, tán thành quan điểm của ông nghè Nguyễn Quý Song: “Muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, muốn hiểu Pháp phải biết tiếng Pháp”, ông cho con vào Trường Pháp - Việt học tiếng Tây.

Nhân cách và những phẩm chất cao quí đó có ảnh hưởng trực tiếp đến các con của cụ, đặc biệt là Nguyễn Sinh Cung. Tư tưởng yêu nước thương dân của cụ đã được nâng lên đỉnh cao, trở thành tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc các nước thuộc địa bị áp bức trên toàn thế giới.

PHAN CÔNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Văn hóa, con người Huế là nguồn lực, sức mạnh mềm

Từ những giá trị to lớn, toàn diện và sâu sắc trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và Nhân dân thành phố Huế đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn để đưa thành phố phát triển một cách đồng bộ và toàn diện. Trong đó, vấn đề văn hóa và con người được hết sức coi trọng xem đây là sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.

Văn hóa, con người Huế là nguồn lực, sức mạnh mềm
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Tròn vai

Năng động, nhiệt tình, tận tâm, giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật là lợi thế giúp ông Lê Quý Hoàng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH MSV làm tròn vai người “thủ lĩnh” công đoàn từ nhiều năm nay.

Tròn vai
Công điện khẩn ứng phó bão số 6

Sáng 25/10, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương có Công điện khẩn gửi đến chủ tịch UBND các huyện, thị xã và TP. Huế; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh, các cơ quan Trung ương; chủ các hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh về việc chủ động ứng phó với bão số 6 có tên gọi quốc tế TRAMI

Công điện khẩn ứng phó bão số 6

TIN MỚI

Return to top