ClockThứ Sáu, 11/02/2022 05:52

Giúp lao động “an cư, lạc nghiệp”

Không còn cảnh khách chờ tàu xe sau tết - là ghi nhận ở các bến tàu, xe sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ngoài yếu tố dịch bệnh, người dân hạn chế đi lại thì đây còn là chỉ dấu cho thấy có sự dịch chuyển về thị trường lao động. Điều này vừa là tín hiệu tốt, vừa đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết ngay từ địa phương.

Những năm trước, sau Tết Nguyên đán là người dân lại hối hả rời quê đi làm ăn xa, quay trở lại nơi làm việc, học hành. Lượng hành khách lớn nhất đầu năm vẫn là người lao động ở khắp nơi trở về quê ăn tết, nay trở lại nơi làm việc hoặc bắt đầu hành trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, năm nay, lượng khách này giảm rõ rệt.

Theo thống kê của ngành lao động, trong đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, toàn tỉnh có trên 57 nghìn người từ các tỉnh thành phía nam trở về địa phương. Trong đó, chủ yếu là lao động làm việc ở khu vực phi chính thức và gia đình họ. Đây là đối tượng dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế hay dịch bệnh do việc làm, thu nhập bấp bênh, chỗ ở, chăm sóc y tế, việc học hành con cái hạn chế. Vì vậy, trở về quê sinh sống là lựa chọn phù hợp nhất.

Cũng theo thống kê của ngành lao động, trong số 57 nghìn lao động trở về quê, có trên 16 nghìn lao động có nhu cầu giới thiệu việc làm. Đến nay, hàng nghìn lao động đã tìm được việc làm ổn định tại các nhà máy, khu công nghiệp; hoặc được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để tự phát triển sản xuất, kinh doanh ngay tại quê nhà. Đây là tín hiệu tốt khi nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển, nhất là các cụm, khu công nghiệp được mở rộng về tận các địa phương, thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, tạo việc làm cho lao động tại chỗ. Theo báo cáo của UBND tỉnh, con số lao động được tạo việc làm năm 2021 là 14.737 lao động, đạt 92,1% kế hoạch; tập trung ở khu vực công nghiệp xây dựng.

Một vấn đề đặt ra, để tạo sinh kế, việc làm bền vững, giúp người lao động “lạc nghiệp” tại quê nhà là thách thức không nhỏ đối với các cấp, các ngành. Trong đó, cần chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng lao động để đáp ứng với yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khiến lao động giản đơn, giá rẻ ngày càng mất chỗ đứng. Thực tế cho thấy, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, lao động có trình độ, tay nghề rất ít trường hợp phải hồi hương tránh dịch, nhờ việc làm ổn định, thu nhập tốt, có điều kiện an cư vùng đất mới.

Trong kế hoạch thực hiện chương trình việc làm năm 2022 của UBND tỉnh vừa ban hành, năm nay phấn đấu giải quyết việc làm cho trên 16.300 lao động; trong đó có 12.300 lao động thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuyển dụng lao động; đưa 2.000 lao động đi xuất khẩu; giải quyết việc làm cho 2 nghìn lao động thông qua vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, dù giải quyết việc làm qua nhiều kênh, nhưng cốt lõi là phải làm tốt công tác đào tạo nghề để không chỉ đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng mà còn là giải pháp tạo việc làm bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương. Vì vậy, trong kế hoạch này, tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến cuối năm 2022 đạt 68% (hiện con số này trên 65%).

Cùng với quá trình đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, vấn đề cũng cần quan tâm là đầu tư các hạ tầng xã hội, dịch vụ, nhà ở phục vụ công nhân. Thực tế cho thấy, các khu công nghiệp, địa phương có sự đầu tư tốt hạ tầng, quan tâm đến các dịch vụ, nhà ở phục vụ công nhân không chỉ thu hút được lực lượng lao động có tay nghề mà còn hấp dẫn cả các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, ngoài chính sách thông thoáng, phù hợp cần có sự chung sức từ nhiều phía: Chính quyền, nhà đầu tư hạ tầng và cả doanh nghiệp. Chỉ khi lao động “an cư” họ mới có thể “lạc nghiệp”, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, vùng đất đã chọn.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp người lao động vui Xuân, đón Tết đầm ấm

Năm 2024, dù đối mặt với biến động thị trường cùng những bất ổn do xung đột địa chính trị trên thế giới,… song với tinh thần vượt khó, các doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì việc làm, đạt mức tăng trưởng khá, bảo đảm thu nhập cho người lao động. Dịp Tết đến, Xuân về, các chủ doanh nghiệp đã xây dựng phương án chăm lo đời sống công nhân, người lao động với mức thưởng Tết xứng đáng, nhằm tri ân họ đã miệt mài cống hiến, góp sức vào thành công cho doanh nghiệp.

Giúp người lao động vui Xuân, đón Tết đầm ấm
Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top