ClockThứ Ba, 15/03/2022 05:37

Đừng coi F0 là chuyện đương nhiên

TTH - Cuộc sống đang trở lại bình thường “mới”, F0 hiện không còn là nỗi ám ảnh, nhưng nếu coi thường, bạn có thể gặp nguy hiểm.

F0 và công việcNgười lao động là F0 cần mở tài khoản cá nhân để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Sau 2 năm, dịch COVID-19 lan rộng, người mắc bệnh ngày càng nhiều, các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ngày càng nguy hiểm. Tại Huế, các cơ sở cách ly, hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 được thành lập, các y, bác sĩ đang ngày đêm vất vả để khống chế dịch bệnh. Thế nhưng, với một số người, đa phần là giới trẻ đang tỏ ra coi thường căn bệnh nguy hiểm, lơ là với việc phòng bệnh.

Tại quán internet, giữa các máy ít có khoảng cách, có người không đeo khẩu trang

Chủ quan

“Ai rồi cũng phải F0 thôi” là một câu nói để an ủi những người không may mắc COVID-19. Thế nhưng, nhiều người lại dùng nó để bao biện cho việc bản thân coi thường việc phòng bệnh. Nhiều người còn sử dụng câu nói này như một lý do để có thể thoải mái vui chơi, tụ tập. Đây là một điều rất đáng lo ngại khi những người đó đa phần là học sinh, sinh viên. Điều này khiến sau những dịp vui, con số mắc bệnh đã tăng vọt.

Anh T. H. A (phường Phú Hậu, TP. Huế), có mẹ mắc COVID-19 chia sẻ: “Mẹ mình vốn là người rất cẩn thận, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh, khi nào đi ra ngoài cũng mang cả khẩu trang lẫn kính chắn giọt bắn, khi về rửa tay súc họng đầy đủ. Thế nhưng lại vô tình mắc bệnh do một người hàng xóm vô ý thức". Theo lời anh T., người hàng xóm ấy đang tự cách ly vì mắc COVID-19, được ba ngày tự thấy bản thân bắt đầu khỏe lại, thế là không hề kiểm tra lại mà bắt đầu đi chơi khắp nơi, thậm chí có lần lúc mẹ anh đang ăn cơm thì người đó xồng xộc chạy vào...

Cũng có trường hợp như gia đình chị P. (Thủy Xuân, TP. Huế) là nhà có bốn thế hệ ở chung, gồm ông bà, cha mẹ, con cái và các cháu nhỏ nên từ đầu dịch đã rất cẩn thận, thế nhưng trong những ngày này cả nhà lần lượt trở thành F0. Nguyên nhân là do người giúp việc theo giờ nhiễm bệnh và mang mầm bệnh vào nhà…

Ông D. (Đặng Huy Trứ, TP. Huế) rất cẩn thận trước dịch bệnh, nhưng rồi “vui với bạn của con trai” mấy tiếng trong bữa tiệc khiến ông lây bệnh khi trong bàn có F0. Do có bệnh nền, chỉ mấy ngày sau ông đã qua đời trong sự đau đớn, ân hận của con trai và bạn bè với ý nghĩ, giá như đừng… tiệc.

Khi các dịch vụ “tái hoạt động”

Sau dịp Tết Nguyên đán, các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, cơ sở kinh doanh dịch vụ được hoạt động trở lại. Điều đó đồng nghĩa với những cơ sở nhà hàng, quán ăn, quán café, Pub beer, internet, trò chơi điện tử, karaoke, xông hơi, massage,… mở cửa trở lại sau gần hai năm dịch bệnh. Các cơ quan chức năng đã khuyến cáo, các cơ sở đó phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch (hoạt động không quá 50% công suất, khách hàng từ 12 tuổi trở lên phải tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, bàn cách nhau 2 mét, khử khuẩn, quét mã QR… ). Tuy nhiên, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ bỏ qua những quy định, chỉ tập trung vào việc làm sao để có thể kiếm lợi nhuận “bù” lại thời gian đóng cửa. Điều này đồng thời “khích lệ” đối tượng là người trẻ, những thanh, thiếu niên đã “bị nhốt” nhiều ngày tháng do dịch bệnh, họ mang tâm lý “xổ lồng”, “chơi cho đã thèm”, bất chấp tính nguy hiểm của dịch bệnh.

Bỏ qua “hậu COVID-19"

 Theo các chuyên gia, tình trạng hậu COVID-19 hiện là một trong những vấn đề cần quan tâm. Do sự phủ sóng của vắc-xin giúp tỷ lệ người khỏi bệnh hiện nay rất cao, nhiều người bị dương tính nhưng ở thể nhẹ… nên đã xảy ra tình trạng coi thường việc mắc bệnh, thậm chí còn coi mặc F0 như một sự đương nhiên, “ai rồi cũng bị” mà không nghĩ tới “hậu COVID-19” với nhiều khả năng khiến cuộc sống của người khỏi bệnh đầy nguy cơ… Một trong những triệu chứng “hậu COVID-19” thường gặp nhất có thể kể đến như bị suy nhược, gây khó thở, giảm khả năng vận động, lo lắng, trầm cảm... Những di chứng lớn nhỏ khác nhau nhưng đều khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm.

Chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ và được biết, nhiều người trẻ, không bệnh nền, thường xuyên tập thể dục thể thao, thế nhưng sau khi mắc COVID-19 và hồi phục đã gặp tình trạng sức khỏe giảm sút so với trước.

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện trên chuyến xe “đò”

Chiếc xe lăn bánh, tôi vẫn không thôi suy nghĩ về anh, về những hành động ấm áp, thân thiện mà anh đã dành cho tôi. Người tôi muốn nói đến có tên là Cu Ba, tài xế xe khách M.M.

Chuyện trên chuyến xe “đò”
Loanh quanh chuyện tiền mừng tuổi

Chúng tôi có 2 cậu con trai. Việc làm gì với tiền mừng tuổi của các con chưa bao giờ là vấn đề cần thảo luận một cách nghiêm túc trong gia đình chúng tôi. Chúng tôi đơn giản rằng, tiền mừng tuổi con nhận được là của con và ba mẹ có trách nhiệm giữ giúp. Cách truyền thống là chúng tôi dồn 2 năm một lần, lập cho các con mỗi đứa một sổ tiết kiệm có ngày đáo hạn là sinh nhật của con để phân biệt, dù mẹ đứng tên. Nhưng năm nay, khi các con đều lần lượt lên 11 và 16 tuổi, lần đầu tiên vấn đề này chúng tôi đem ra hỏi các con một cách nghiêm túc. Cậu em thì đơn thuần: “Tùy ba mẹ!”, trong khi cậu anh chỉ im lặng và tủm tỉm cười.

Loanh quanh chuyện tiền mừng tuổi
Chuyện người đàn ông làm bánh Huế

Xưa nay chuyện bếp núc, nhất là làm các món bánh, mứt đòi hỏi đôi bàn tay mềm mại khéo léo nên đa phần do người phụ nữ đảm trách. Ấy thế nhưng lại có một chàng trai theo đuổi đam mê này, đó là Trần Thanh Quang, một nghệ nhân trẻ năm nay 45 tuổi, là chủ nhân một quán trà, bánh, mứt khá “chất” ở Huế.

Chuyện người đàn ông làm bánh Huế
Chuyện chiếc chìa khóa

Cậu bé điều khiển chiếc xe cup 50 vào cây xăng trên đường Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ (TP. Huế) để đổ xăng.

Chuyện chiếc chìa khóa

TIN MỚI

Return to top