ClockThứ Năm, 25/04/2019 21:25
Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 15:

Đẩy mạnh cải cách hành chính phát triển kinh tế biển

TTH - Đó là hai vấn đề quan trọng được đề cập tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 15 (mở rộng) ngày 25/4. Hội nghị dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ.

Hướng đến tỉnh mạnh về biển, giàu từ biểnXây dựng khu công nghiệp thân thiện môi trường

Cải cách hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh

Giảm 63 đơn vị sự nghiệp

Mục tiêu của tỉnh là thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XII) về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đạt kết quả cao nhất. Theo đó, toàn tỉnh bám sát và quán triệt các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp của Trung ương để tham gia cụ thể vào mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của tỉnh.

“Trong đó, chú trọng đến các giải pháp phát triển kinh tế biển và ven biển; phát triển hạ tầng trọng điểm và không gian đô thị biển; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, đảm bảo quốc phòng an ninh trên biển”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà cho biết về những nội dung Dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XII) của tỉnh.

Kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 02 – NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XV) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 cho thấy, công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với cơ chế một cửa, một cửa liên thông được rà soát, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực.

Ngoài Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh được đưa vào hoạt động thì, 9/9 trung tâm hành chính công cấp huyện cũng được triển khai với các mô hình một cửa hiện đại cấp xã. 99,16% trung tâm hành chính công đã được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. “So với đầu năm 2016, đến nay, toàn tỉnh đã giảm được 63 đơn vị sự nghiệp; giảm 211 thôn, tổ dân phố; tinh giản 289 biên chế. Thừa Thiên Huế là tỉnh đầu tiên có 152/152 xã thực hiện cập nhật, tiếp nhận và theo dõi giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên phần mềm liên thông 3 cấp…”, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định tại hội nghị.

Khai thác thủy sản bền vững là vấn đề đặt ra tại Hội nghị Tỉnh ủy lần này

Giải pháp để phát triển

Thảo luận tại hội nghị, hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao những kết quả, kế hoạch thực hiện của Tỉnh ủy liên quan đến chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.

Tuy nhiên, theo ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hạn chế lớn nhất của tỉnh là hạ tầng khai thác nuôi trồng thủy sản biển, đầm phá và hạ tầng cảng biển; các khu neo đậu xuống cấp, đầu tư nhỏ giọt nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đội tàu đánh bắt xa bờ. Khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá chưa tương xứng, hạ tầng cảng cá chưa đồng bộ nên đội tàu đánh bắt xa bờ phải bán sản phẩm ở tỉnh khác.

Ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư cho rằng, chúng ta vẫn còn vướng trong việc bảo tồn và phát triển kinh tế biển. Đề nghị tỉnh cần nghiên cứu cho phép phát triển ngành công nghiệp nhuộm vừa đảm bảo môi trường, vừa phục vụ cho khu công nghiệp bổ trợ, công nghiệp dệt may tại KCN Phong Điền. Mặt khác, hiện tại Phong Điền, Công ty Cổ phần C.P Việt Nam chuyên chế biến thủy sản, nhưng nguồn nguyên liệu lại nhập từ địa phương khác. Chúng ta cần nghiên cứu mở rộng, phát triển diện tích, hình thức nuôi trồng thủy sản theo hướng đảm bảo điều kiện về tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp. Đề nghị tỉnh sớm có quy hoạch đường ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng; quan tâm đầu tự hệ thống trục đường xã để đấu nối với các địa phương. 

Giải pháp được các đại biểu đề xuất là, thuê tư vấn xây dựng quy hoạch cho vùng ven biển, đầm phá, tạo điều kiện cho việc khai thác tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của vùng đầm, phá, ven biển. Có định hướng để khai thác không gian mặt nước nhằm phát triển năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió), khai thác dịch vụ thủy phi cơ và các dịch vụ mới. 

Có ý kiến đề nghị ưu tiên đầu tư nguồn lực để đầu tư các khu neo đậu tàu thuyền, khơi thông, nạo vét luồng lạch bảo đảm cho tàu, thuyền hoạt động an toàn và phát triển mạnh dịch vụ phục vụ đánh bắt xa bờ tại cảng cá Thuận An.

Một số ý kiến khác cho rằng, một số tiêu chí thành phần của chỉ số PCI tỉnh sụt giảm liên quan đến trách nhiệm của các sở, ban, ngành trong chỉ đạo các nhiệm vụ cải cách hành chính. Một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác tham mưu chưa phát huy vai trò, trách nhiệm và đạo đức trong thực thi công vụ. Năng lực điều hành, trách nhiệm người đứng đầu một số nơi còn hạn chế.

Giải pháp đặt ra là, phải quan tâm lựa chọn, bố trí những cán bộ có trách nhiệm, năng lực, đạo đức công vụ để bảo đảm giải quyết công việc được nhanh chóng, đúng việc và đúng pháp luật; rà soát các thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian trả kết quả cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân; cần xử lý nghiêm khắc, quyết liệt những cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây phiền hà cho công dân, tổ chức và doanh nghiệp; chuyển đổi công tác đối với những cán bộ năng lực yếu, xử lý công việc chậm, ảnh hưởng đến giải quyết các hồ sơ, thủ tục...

Tại kỳ họp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lấy ý kiến về công tác cán bộ; sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2015 -2020; kiểm điểm trách nhiệm cán bộ liên quan đến Dự án Tỉnh lộ 74 (Nam Đông – A Lưới)...

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ
Cán bộ 'né tránh', 'vô cảm' thì nền hành chính không đạt yêu cầu

Chiều 15/1, phát biểu kết luận Phiên họp thứ 9 Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về cải cách hành chính để triển khai thực hiện cho tốt.

Cán bộ né tránh , vô cảm thì nền hành chính không đạt yêu cầu

TIN MỚI

Return to top