ClockChủ Nhật, 24/07/2022 07:31

Chúng ta đang ăn gì?

TTH - Thực ra, câu hỏi mà chúng tôi muốn đặt ra ở đây không phải về việc ăn uống hàng ngày, như một cách bảo toàn sự sống mà vấn đề là, thông qua lượng thức ăn, đồ uống hàng ngày, chúng ta đã đảm bảo được sức khỏe của mình một cách tốt nhất có thể hay chưa!

Đẩy mạnh giáo dục và truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm

Cô bạn của tôi – người đã luôn lựa chọn rau, củ, quả của một nhãn hàng lớn trên địa bàn cho bữa ăn hàng ngày của gia đình -  đã nói về một thông tin trên Tuổi trẻ hôm 17/7. Đó là qua kiểm tra, cơ quan chức năng của TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện gần 50% số mẫu rau quả, trái cây ở các chợ đầu mối có dư lượng hóa chất; hơn 40% mẫu hải sản phát hiện “mang theo” kim loại nặng, nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép. Thậm chí có sản phẩm phát hiện dư lượng của 7 hoạt chất. Chuyện cứ tưởng ở xa mình cả ngàn km, nhưng có lẽ, những ẩn họa đến từ thực phẩm và cả lương thực nữa vẫn là một khả năng rất dễ xảy ra ở bất cứ địa bàn dân cư nào.

Tôi nhớ mình đã “cạch mặt” dưa muối ở chợ sau khi xem phóng sự về việc người ta đã sử dụng chất vàng ô và lưu huỳnh để làm dưa có màu đẹp, bảo quản được lâu hơn. Ngày hôm qua, tôi cũng đã bỏ ¼ rổ măng đã được luộc sẵn vào giỏ rác vì cảm thấy bất an trước màu và vị của nó. Sau một đêm ở trong ngăn mát, chúng mềm oặt, nước rửa mấy lần vẫn có màu vàng và mùi măng đã biến mất. Nhưng đó cũng là những cái mà chúng ta nhìn thấy. Còn những cái khó định tính và định lượng, người tiêu dùng rất khó phân biệt. Đa phần lựa chọn bằng trực giác, và cả với một niềm tin tự mình gây dựng là nó đang ổn. Hoặc ít nhất, cứ tin vào việc người bán (mà mình quen/biết) có thể tin cậy được.

Có những điều băn khoăn hoài, nhưng theo quan sát của tôi thì nó vẫn hiện diện trong cuộc sống. Chẳng hạn như những thùng đựng sơn được nhiều người tận dụng để chứa bánh canh, nước bún trong các quán bán đồ ăn sáng; chứa các loại mắm bày bán ở chợ. Chưa thấy ai nói về dư lượng của hóa chất công nghiệp nơi những thùng nhựa đó, cũng không biết là tôi có quá lo hay không, nhưng thắc mắc thì vẫn cứ lơ lửng mỗi ngày. Lơ lửng y như mỗi khi về ngoại ô, ta lại bắt gặp bao bì của những loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ hay vỏ thuốc kháng sinh trên mỗi bờ ruộng, vuông tôm… Câu chuyện có kiểm soát được chất lượng thuốc bảo vệ thực vật khi mỗi năm, Việt Nam nhập cả 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật từ hơn 2 năm trước, xem ra cũng vẫn còn lơ lửng. Người tiêu dùng, trong cuộc sống hàng ngày cũng không thể làm gì khác hơn ngoài những cái tặc lưỡi cho qua.

Trả lời câu hỏi chúng ta đang ăn gì, do vậy vừa quá dễ, lại vừa quá khó. Cố gắng để tự trả lời bằng cách cẩn thận hơn, biết cách truy xuất nguồn gốc hay tự trồng, tự chế biến có vẻ như còn là đáp số không phải của số nhiều; hoặc là của số ít những người có cơ hội và điều kiện.

May mắn và cả vui nữa, là gần đây trên địa bàn hầu như không xảy ra các ca ngộ độc cấp tính. Điều này cho thấy việc giám sát và kiểm tra các bếp ăn tập thể, bếp ăn công nghiệp đã tốt hơn rất nhiều, và có thể nói là tốt hơn nhiều địa phương khác. Nhưng cũng phải nói rằng, việc biết cách kiểm soát và tự kiểm soát để hạn chế những ẩn họa dài lâu, là điều nên và cần làm. Khi chúng ta tự trả lời cho chính mình/gia đình mình được câu hỏi “chúng ta đang ăn gì” thì có lẽ, đó cũng là khi chúng ta biết cách lập một rào cản an toàn (ít nhất là tương đối) đối với những tạp chất từ bên ngoài vào cơ thể.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn
Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro
Tăng cường phòng, chống tội phạm tại bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 2/1, Ban Thanh niên Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Quản lý dịch vụ buồng bệnh, cơ sở vật chất và Bảo vệ cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế triển khai có hiệu quả Công trình thanh niên “Phòng chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “3 trách nhiệm” của tuổi trẻ Công an thành phố trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tốt an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại bệnh viện Trung ương Huế
An toàn thực phẩm từ Sáng kiến Một Sức Khỏe

Cải thiện an toàn thịt lợn tại các cơ sở giết mổ và chợ truyền thống là mục tiêu hướng đến tại Hội nghị tổng kết Hợp phần An toàn thực phẩm Sáng kiến Một Sức Khỏe do Quỹ CGIAR Trust Fund tài trợ, Viện Thú y thuộc Bộ NN & PTNT phối hợp cùng Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức, diễn ra tại TP. Huế trong ngày 27/12.

An toàn thực phẩm từ Sáng kiến Một Sức Khỏe

TIN MỚI

Return to top