ClockThứ Năm, 31/10/2019 09:48

Chấp nhận san sẻ một phần lợi nhuận

TTH - Cấp nước sạch và an toàn cho người dân là trách nhiệm của mọi chính quyền. Bởi, quyền tiếp cận nước sạch là một quyền cơ bản của con người.

Đảm bảo an ninh nguồn nước

Huế là một trong rất ít đơn vị trên cả nước công bố cấp nước an toàn (CNAT) trên quy mô toàn tỉnh. Chẳng những thế mà công bố từ rất sớm, cách đây tròn 10 năm – 2009. Đương nhiên đã an toàn thì phải sạch.

Ông Dương Quý Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (xin được gọi tắt là Công ty Cấp nước) mô tả chuẩn nước an toàn ở Thừa Thiên Huế một cách rất hình tượng. Ông gõ vào miệng ly nước: Chuẩn nước an toàn của Việt Nam là thế này, còn chuẩn nước an toàn của Thừa Thiên Huế - ngón tay của ông giở cao hơn một đoạn. Điều này không phải công ty tự nói mà các số liệu khoa học về thành phần khoáng chất trong nước so với tiêu chuẩn quốc gia nói lên điều đó. Có lẽ, mọi người dân sử dụng nước đều cảm nhận được. Nếu ai có dịp đi một số nơi thì thấy, nước cấp ở Huế chẳng những sạch mà còn ngon. Nước sạch và ngon là chuẩn cao nhất trong 5 cấp độ nước.

Đó là chất lượng, còn “phổ cấp nước” là như thế nào? Cái đáng ghi nhận nhất trong việc cấp nước an toàn cho người dân ở Thừa Thiên Huế không phải là ở khu vực thành thị - thành thị tiếp cận với nước sạch, an toàn là lẽ đương nhiên, mà chính là những nỗ lực cấp nước về vùng nông thôn. Đến nay, 70% người dân vùng nông thôn được tiếp cận nước máy. Nông thôn thường là nơi người dân sống thưa thớt, cho nên suất đầu tư rất cao.

Suất đầu tư đã cao mà giá bán chỉ bằng 80% giá thành và người dân sử dụng rất hạn chế. Tuy vậy, không vì thế mà không cấp nước an toàn cho người dân. Tôi hỏi ông Dương Quý Dương, thường đơn vị kinh doanh là đề cao lợi nhuận, tại sao công ty lại vươn đến vùng nông thôn – có thể nói đầu tư vào đây chỉ có lỗ? Ông bảo, đó là tùy quan điểm của từng đơn vị kinh doanh. Đối với Công ty Cấp nước, mọi người phải có quyền bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn, bất luận thành thị hay nông thôn. Đáng ra, 20% bù lỗ là chính quyền hỗ trợ, nhưng Thừa Thiên Huế thì chưa làm được điều này.

Chính quyền Thừa Thiên Huế làm được một việc là hàng năm, nguồn lợi tức từ cổ đông chính quyền cho công ty “mượn” để đầu tư xây dựng cơ bản ở một số vùng nông thôn, còn về giá bán, công ty phải điều tiết lợi nhuận từ những vùng có lãi hơn, như thành thị để bù đắp khoản này. Có thể hiểu là công ty và các cổ đồng tư nhân chấp nhận chia sẻ một phần lợi nhuận, tức là chấp nhận lợi nhuận ít hơn để san sẻ với bà con nông thôn. Đó thật là điều đáng quý. Chắc chắn rồi, vùng nông thôn sẽ đô thị hóa một phần và nhu cầu sử dụng nước an toàn sẽ cao hơn trong tương lai, nhưng có lẽ đầu tư nước an toàn về vùng nông thôn thời gian thu hồi được vốn sẽ rất dài. Đây được gọi là sự chia sẻ, mà chia sẻ là tùy vào quan niệm, cách ứng xử của từng đơn vị.

Chính vì quan niệm: mọi người có quyền bình đẳng trong tiếp cận nước an toàn, cho nên, từ lâu, công ty đã lập quy hoạch cấp nước an toàn trên toàn tỉnh, không phân biệt đó là vùng thành thị hay nông thôn. Có lẽ, chính vì vậy mà cổ đông chính quyền, cổ đông cá nhân san sẻ một phần lợi nhuận. Hay nói cách khác là chấp nhận lợi nhuận ít hơn để vùng nông thôn được sử dụng nguồn nước an toàn.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024
Lo chuyện nước

Gần đây, Thừa Thiên Huế đã đổi thay trên mọi lĩnh vực; trong đó các chỉ số về cuộc sống và môi trường tăng lên. Đây là một trong những chỉ số đáng tự hào của người dân địa phương khi Huế đã xanh hơn, sạch và đẹp hơn, hấp dẫn bao du khách gần xa.

Lo chuyện nước
Khánh thành Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên

Chiều 30/3, Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Xử lý nước sạch (NMXLNS) Vạn Niên công suất 120.000m3/ngày đêm (giai đoạn 1: 60.000m3/ngày đêm) và Trung tâm Vận hành tự động Hệ thống cấp nước.

Khánh thành Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên
Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên: “Trái tim” của hệ thống cấp nước tỉnh

Sở hữu công nghệ hiện đại cùng nguồn nhân lực chất lượng cao, Dự án Nhà máy xử lý nước sạch (NMXLNS) Vạn Niên công suất 120.000m3/ngày đêm (giai đoạn 1: 60.000m3/ngày đêm), sau khi hoàn thành được ví như “trái tim” của hệ thống cấp nước tỉnh. Dự án góp phần hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn (CNAT) cho người dân trước những mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên “Trái tim” của hệ thống cấp nước tỉnh

TIN MỚI

Return to top