ClockThứ Hai, 20/11/2017 06:41

Trang bị kỹ năng để luôn chủ động

TTH - Được trang bị kỹ năng, nhiều hội viên phụ nữ đã nhập cuộc để góp phần giảm nhẹ rủi ro do thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Các thành viên Đội nữ xung kích ứng phó với thiên tai ở xã Hương Phong (Hương Trà) giúp dân di dời tài sản

Chủ động

Ngay sau khi đợt mưa lũ do ảnh hưởng cơn bão số 12 đi qua, Đội Nữ xung kích ứng phó với thiên tai thôn Thanh Phước, xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) đã phân chia lực lượng rảo khắp các tuyến đường trong thôn vận động, kêu gọi chị em ra quân vớt bèo, dọn bùn non, xịt nước làm sạch đường làng ngõ xóm. Chị Phan Thị Gấm, Đội trưởng Đội Nữ xung kích ứng phó với thiên tai thôn Thanh Phước tự tin: “Không chỉ khắc phục sau lũ mà trước và trong lũ lụt chúng tôi cùng Ban phòng chống lụt bão thôn, xã đi tuyên truyền để người dân chuẩn bị lương thực, thực phẩm, thuốc men, kê cao tài sản trong gia đình trước khi bão lụt về; đồng thời vận động, giúp đỡ di dời các gia đình ở những vùng thấp trũng...”. Đó cũng là công việc thường xuyên của 5 Đội Nữ xung kích ứng phó với thiên tai khác tại xã Hương Phong mỗi lần thiên tai xảy ra.

Chị Trần Thị Nhạn, Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Phong cho biết, các Đội Nữ xung kích ứng phó với thiên tai của xã được thành lập năm 2013 bởi sự hỗ trợ của dự án Quản lý và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng của Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam). Các chị được các chuyên gia tập huấn kỹ năng bơi lội, sơ cấp cứu cũng như các kỹ năng tuyên truyền vận động người dân và phương pháp lập kế hoạch trước, trong và sau bão lụt. Từ nền tảng đó, khi dự án kết thúc, các thành viên trong các đội xung kích vẫn tiếp tục phát huy năng lực để chủ động ứng phó với BĐKH.

Ông Trần Viết Én, Chủ tịch UBND xã Hương Phong đánh giá: “Trong thiên tai, đối tượng cần được giúp đỡ, hỗ trợ chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em. Vì thế, sự tham gia của phụ nữ trong các đội xung kích cấp thôn đóng vai trò rất quan trọng. Họ hiểu tâm lý, dễ dàng chia sẻ và thuyết phục hơn trong quá trình tuyên truyền, sơ tán, thăm hỏi người dân. ”.

Được Hội LHPN tỉnh phối hợp với dự án NCA Thụy Điển tổ chức dạy bơi, đợt lũ vừa qua, nhiều hội viên phụ nữ ở những vùng ngập lụt yên tâm hơn, nhiều chị đã cùng gia đình chủ động ứng phó khi lũ tràn vào nhà. Chị Ngô Thị Tất ở thôn An Xuân (xã Quảng An, huyện Quảng Điền) kể: “Trước đây, với suy nghĩ chủ quan đi đâu cũng có ghe, có thuyền nên tôi nghĩ không cần phải biết bơi. Cuối năm 2016, tham dự lớp tập huấn về vai trò của phụ nữ trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH, được các chuyên gia phân tích sự nguy hiểm có thể khiến mình thiệt mạng nếu không có kỹ năng bơi lội, tôi mới vỡ lẽ. Khi dự án mở lớp dạy bơi, tôi và con gái liền đăng ký tham gia. Nay không chỉ biết bơi, tôi còn biết sơ cấp cứu tại chỗ để áp dụng khi cần thiết”.

Theo chị Ngô Thị Lệ Thu, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Vang: “Đối với nhiều hội viên trên địa bàn huyện, cụm từ ứng phó với BĐKH và phòng chống những rủi ro thiên tai không còn mơ hồ, mà hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày với những diễn biến bất thường của mưa, nắng, bão lũ. Các chị đã chủ động nắm bắt, theo dõi thông tin thời tiết để chuẩn bị lương thực, thực phẩm…, góp phần cùng gia đình, cộng đồng giảm thiểu thiệt hại khi thiên tai xảy ra”.

Chuyển đổi mô hình sản xuất

Để chủ động phòng, chống và thích ứng với BĐKH, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã vận động, hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất theo hướng bền vững. Hội đã đầu tư 11 mô hình kinh tế theo nhóm, tổ liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, mỗi mô hình được hỗ trợ 30 triệu đồng để nâng cấp, mở rộng sản xuất kinh doanh. Các đối tượng hưởng lợi phải cam kết và chịu sự giám sát của các đơn vị liên quan để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, hội cũng tranh thủ các dự án nước ngoài tập huấn, hướng dẫn giúp các chị biết nên trồng cây gì, nuôi con gì vào thời điểm nào phù hợp để hạn chế thiệt hại trong mùa mưa bão. Chị Trương Thị Rê ở thôn An Lai, xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) kể rằng, trước đây, chị chăn nuôi theo tập quán nên vào thời điểm mưa bão từng bị lũ cuốn trôi heo, gà do không di chuyển vật nuôi kịp thời. Từ khi được hướng dẫn chăn nuôi thích ứng với BĐKH, chị luôn canh thời gian, cứ khoảng đến tháng 8, tháng 9 là cho xuất chuồng toàn bộ heo, gà, vịt, đồng thời hạn chế thả giống trong thời gian này.

Hàng trăm hội viên phụ nữ ở các địa bàn thấp trũng, địa bàn đầm phá thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như các xã: Hương Phong, Hải Dương (thị xã Hương Trà), Quảng Thành, Quảng Phước (huyện Quảng Điền), Vinh Thái, Phú Mỹ (huyện Phú Vang)... cũng được tập huấn sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường với nhiều mô hình như chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học, sản xuất rau an toàn, trồng gừng trong bao.

Chị Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh khẳng định: Tranh thủ các dự án, các nguồn lực, các cấp hội đã tích cực lồng ghép tuyên truyền cũng như có những hình thức hỗ trợ phù hợp để nâng cao kỹ năng ứng phó với BĐKH cho hội viên phụ nữ, giúp chị em đảm bảo tốt nhất tính mạng, tài sản, sức khỏe của mình, gia đình và cả cộng đồng. Thời gian tới, hội tiếp tục nhân rộng các mô hình hay trên địa bàn toàn tỉnh.

Bài, ảnh:  Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

TIN MỚI

Return to top