ClockThứ Hai, 29/05/2017 14:11

Đã có hơn 1.200 trẻ em bị xâm hại tình dục trong năm 2016

Theo báo cáo của Bộ Công an, lãnh đạo Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và xã hội) ngày 29/5 cho hay, trong năm 2016 xảy ra 1.248 vụ xâm hại tình dục trẻ em và có 1.211 trẻ bị xâm hại.

Ảnh minh họa

Con số này đã giảm so với hai năm trước. Cụ thể, năm 2015 xảy ra 1.360 vụ với 1.371 trẻ em bị xâm hại và con số của năm 2014 là 1.544 vụ và 1.594 trẻ em bị xâm hại.

Tuy nhiên, vị đại diện của Cục Trẻ em cũng cho hay, qua theo dõi, phân tích các vụ việc xâm hại trẻ em qua báo cáo từ địa phương và báo chí trong những năm qua và gần đây, tính chất của các vụ xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng.

Trẻ em bị xâm hại tình dục xảy ra ở nhiều độ tuổi, do nhiều loại đối tượng trong xã hội thực hiện. Đáng chú ý, đối tượng xâm hại phần lớn là người quen, họ hàng, hàng xóm, không chỉ người Việt Nam mà còn cả người nước ngoài.

Bên cạnh đó, có nhiều vụ việc gia đình không cung cấp thông tin, thông báo, tố giác với cơ quan chức năng vì sợ ảnh hưởng tới trẻ và gai đình; thủ phạm có sự đe dọa hoặc dùng tiền mua chuộc, hòa giải với gia đình nạn nhân…

Về nguyên nhân, lãnh đạo Cục Trẻ em cho rằng trước thời điểm Luật trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP có hiệu lực, hệ thống luật pháp, chính sách bảo vệ trẻ em có một số nội dung chưa đầy đủ, rõ ràng. Pháp luật hình sự chưa quy định cụ thể về các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là hành vi dâm ô đối với trẻ em; pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em chưa quy định hết các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. 

Cũng theo vị lãnh đạo này, Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1/6 tới có nhiều điểm mới tiến bộ trong các quy định về chế độ, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và đề cao, tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà nước, gia đình và xã hội trong việc này.

Bên cạnh đó, nhận thức và kỹ năng của cha mẹ, thành viên trong gia đình, giáo viên, cộng đồng và của chính trẻ em về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đúng, chưa cụ thể. Nhiều em chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng tránh bị bạo lực, xâm hại. Các em khi bị xâm hại đa phần sợ hãi, mặc cảm, tự ti và không dám chia sẻ, tố giác kẻ phạm tội…

Ngoài ra, hệ thống cán bộ và mảng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn…

Về giải pháp, lãnh đạo Cục Trẻ em cho hay, các địa phương, bộ, ngành cần tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18/CT-TTg về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tuyên truyền vận động nhân dân, xã hội lên tiếng tố cáo, tốc giác hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em và đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em; rà soát đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em; tăng cường thanh kiểm tra và quản lý các hoạt động liên quan tới bảo vệ trẻ em…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

TIN MỚI

Return to top